92KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 92)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên thực tế, ngoài hai trƣờng hợp này, trong 3 năm gần đây, trò chơi thẻ tranh đƣợc sử dụng để trợ giúp cho nhiều trẻ bị chậm nói trên địa bàn Hà Nội và một số vùng lân cận. Trong khuôn khổ hạn hẹp của nghiên cứu này, tôi không có điều kiện trình bày một cách tổng quát kết quả nghiên cứu của tất cả những trƣờng hợp đƣợc can thiệp mà chỉ lựa chọn hai trƣờng hợp đại diện là bé Bop và Cu Tí. Sau khoảng 10 tháng can thiệp ở hai trƣờng hợp này, chúng tôi bƣớc đầu khẳng định có thể khắc phục đƣợc tình trạng chậm nói ở trẻ 2 - 3 tuổi bằng việc tổ chức cho trẻ tích cực tham gia chơi với các loại thẻ tranh dƣới sự hƣớng dẫn của nhà chuyên môn. Có đƣợc thành quả này, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và Trung tâm hỗ trợ, giữa cán bộ tâm lý và ngƣời giám sát ca đóng một vai trò rất quan trọng.

Việc phân tích kết quả làm việc từng giai đoạn là hết sức cần thiết để xác định lại khả năng của trẻ và thiết lập một tiến trình làm việc mới có điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của trẻ và chiến lƣợc mục tiêu của cán bộ tâm lý. Nói một cách khác, việc bám chặt vào tình huống ngôn ngữ để can thiệp cho trẻ và có những trợ giúp phù hợp nhất với khả năng của trẻ là chìa khóa giúp trẻ phát triển theo mục tiêu thiết lập của cán bộ tâm lý.

Thẻ tranh đƣợc xem là vật có giá trị thay thế cho vật thật để tạo ra các tình huống tƣơng tác với trẻ dễ dàng hơn. Trong một số trƣờng hợp trẻ không thích thẻ tranh, nhà tâm lý nên sử dụng những đối tƣợng trẻ thích, giúp trẻ chơi và mở rộng nhiều đối tƣợng cho trẻ có cách chơi phong phú. Nhờ đó, trẻ dần nắm đƣợc khái niệm của đối tƣợng và phát triển ngôn ngữ của mình.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra kết luận về cơ sở khoa học của trò chơi với các loại thẻ tranh nhƣ sau:

- Muốn khắc phục tình trạng chậm nói đơn thuần ở trẻ (ngôn ngữ thoại), cần phải

giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiểu. (phát triển khả năng nghe hiểu – nói khác đi là gắn đƣợc biểu tƣợng với âm thanh trong tình huống đã thiết kế “gọi là tình huống cấu trúc”).

- Muốn phát triển đƣợc ngôn ngữ nghe hiểu thì cần phải giúp trẻ phát triển đồng

thời vận động thô và vận động tinh, tức là thông qua trò chơi có sử dụng các hoạt động thô của tay và chân và các vận động tinh của ngón tay. Qua trò chơi

93

nhƣ vậy, vừa tạo đƣợc hứng thú cho trẻ, vừa có thể giúp trẻ tự trải nghiệm đƣợc cách chơi với đối tƣợng và hình thành cho trẻ các kỹ năng chơi phong phú và phù hợp với logic của đối tƣợng.

- Con đƣờng phát triển ngôn ngữ hiểu của trẻ buộc phải thông qua các trò chơi

đƣợc tổ chức vui vẻ dƣới dạng cấu trúc từ tƣ duy trực quan hành động đến tƣ duy trực quan hình ảnh. Trẻ sẽ phát triển từ kỹ năng quan sát, bắt chƣớc, lần lƣợt, lặp lại... chính trong các quá trình đó trẻ tạo đƣợc ra cho mình một sản phẩm “biểu tƣợng có âm thanh về đối tƣợng”. Nhờ biểu tƣợng có âm thanh về đối tƣợng này mà ngƣời tổ chức trò chơi có thể giúp trẻ các trò chơi đóng vai, giả vờ, kể lại, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi... Và nhƣ thế “từ” lúc đầu bị gắn chặt với đối tƣợng là “thẻ tranh” và tình huống cụ thể “tình huống do ngƣời tổ chức thiết kế ra”, sau “từ” đƣợc giải phóng khỏi đối tƣợng và tình huống cụ thể đó, nó trở thành ngôn ngữ của trẻ.

- Nhận thấy rằng cách thiết kế “cấu trúc tình huống của từ” là một việc làm khoa

học, đòi hỏi ngƣời trợ giúp trẻ phải đầu tƣ suy nghĩ và trao đổi với với ngƣời quản lý giám sát để phân tích những yếu tố thuận lợi hay khó khăn của trẻ, trên cơ sở đó thiết lập cho trẻ chơi trong tình huống đƣợc cấu trúc hóa của ngôn ngữ. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài của mình, tác giả xin đƣợc đề xuất những yêu cầu căn bản đối với việc thiết kế và dạy trẻ chậm nói theo “tình huống cấu trúc”.

- Đối với tình huống cấu trúc nhằm để hình thành nên biểu tƣợng cho trẻ, ngƣời

tổ chức đã dựa vào các thao tác của tƣ duy trực quan hành động để giúp trẻ nắm đƣợc thao tác(nhìn, với, lật, úp, đặt, tìm kiếm...) yêu cầu cơ bản của các bài tập này là giúp trẻ tạo đƣợc hứng thú, chú ý quan sát, bắt chƣớc lại thao tác. Cần chú ý tuyệt đối không sử dụng ngôn ngữ ề à, không giải thích nhiều theo kiểu (đây là con sƣ tử, con sƣ tử nó sống trong rừng, nó có tóc màu nâu...) mà khi quan tâm đến thao tác nào thì tập trung vào thao tác đó (cầm con sƣ tử để vào đây, con hƣơu sao để vào đây....). ngƣời hƣớng dẫn sẽ phải làm mẫu và giúp trẻ ngay khi trẻ còn đang có thái độ e sợ bị sai.

 Nhƣ vậy để khuyến khích trẻ hợp tác tốt trong nội dung này, ngƣời tổ chức

cần phải biết trẻ thích đối tƣợng gì (thẻ tranh con vật hay thẻ tranh hoa quả....). Ngƣời hƣớng dẫn cần phải thể hiện thái độ, xúc cảm khi tƣơng tác với trẻ một cách nhịp nhàng theo hƣớng bắt nhịp với tâm lý của trẻ, hòa vào tâm lý của trẻ với cách cƣời, đùa và giúp trẻ có đƣợc tƣ duy sáng tạo ngay chính trên các đối tƣợng trẻ đang thao tác. Các cấp độ phần thƣởng (phần

94

thƣởng bậc I, “những thứ trẻ rất thích – đồ ăn, đồ chơi, phần thƣởng bậc II, “những cái cù đùa, những cái giê tay với trẻ, phần thƣởng bậc III, những lời khen ngợi, những đích “điểm mấy” ....) các phần thƣởng và cấp độ phần thƣởng cần đƣợc nghiên cứu và sử dụng nhịp nhàng để thiết lập mối quan hệ với trẻ, xây dựng kỹ năng hợp tác ban đầu, phát triển tƣơng tác chủ động của trẻ và củng cố bài học. Trong thực tế, để đạt sự tối ƣu trong sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này, ngƣời tổ chức nên nắm vững và sử dụng liệu pháp ABA – liệu pháp của tâm lý học hành vi. Những củng cố “phần thƣởng ở các cấp độ sao cho phù hợp với trẻ” sẽ giúp trẻ gia tăng những hành vi tốt, củng cố hành vi và xúc cảm của mình khi tƣơng tác với ngƣời hƣớng dẫn.

- Đối với tình huống cấu trúc nhằm để gắn biểu tƣợng với ngôn ngữ, ngƣời tổ

chức cần thiết kế bài học giảm dần sự trợ giúp cho trẻ, tăng cƣờng khả năng nghe và phối hợp nghe với trí giác thị giác. Thực tế quá trình này nhằm để hình thành và củng cố “đƣờng dây thần kinh liên hệ tạm thời giữa vùng thị giác và vùng thính giác”. Các thao tác thƣờng làm là giúp trẻ tìm đối tƣợng từ mức độ dễ đến mức độ khó, kết hợp nó với các thao tác của vận động thô và vận động tinh để tăng sự hấp dẫn của bài học.

 Để đạt đƣợc hiệu quả tốt của giai đoạn này, ngƣời tổ chức cần phải sử dụng

đan sen hai liệu pháp tâm lý (liệu pháp hành vi và liệu pháp phân tâm). Nhằm dần giúp trẻ vừa gắn lời nói với biểu tƣợng, vừa biết cách lấy ngôn ngữ để giao tiếp trong tình huống cụ thể.

Cả hai quá trình tƣ duy trực quan hành động và tƣ duy trực quan hình ảnh không thể tiến hành tách biệt nhau hoàn toàn, tuy nhiên quá trình tƣ duy trực quan hình ảnh chỉ đƣợc tiến hành khi quá trình tƣ duy trực quan hành động đã đƣợc thiết lập và đạt đến một trình độ nhất định. Cả hai quá trình tƣ duy trên đƣợc thiết kế là những tình huống rõ ràng, lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm giúp trẻ hiểu đƣợc ngôn ngữ. Trên cơ sở ngôn ngữ hiểu của trẻ ở những tình huống cụ thể, ngƣời hƣớng dẫn giúp trẻ bật âm, nói câu một từ, câu hai từ .... và quá trình phát triển ngôn ngữ thoại của trẻ sẽ phát triển từ nói nhại lời đến trả lời đúng tình huống và biết đặt câu hỏi.

Ngoài kết quả nghiên cứu của hai trƣờng hợp trên, trong 7 năm làm việc thực hành can thiệp với trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ... tôi nhận thấy, nếu trẻ đƣợc can thiệp muộn, hoặc trẻ có rối nhiễu phổ tự kỷ (khó ngủ, mất cân bằng xúc cảm....) thì việc hình thành biểu tƣợng và gắn biểu tƣợng với âm thanh cho trẻ khó hơn nhiều ở trẻ đƣợc phát hiện chậm nói sớm và chỉ là chậm nói đơn thuần. Hơn nữa, ngay khi trẻ đã

95

có biểu tƣợng gắn với ngôn ngữ và đã nói đƣợc những câu 3 từ, thì trẻ vẫn chƣa hoàn toàn hiểu bản chất của tình huống giao tiếp, trẻ vẫn nói nhại lời, nói nhảm và nói ngôn ngữ lặp lại hoặc ngôn ngữ quá khứ.

2. Kiến nghị

Dựa trên những kết quả nghiên cứu thu đƣợc, tôi mong muốn đề xuất một số kiến nghị sau với các bậc cha mẹ, các cán bộ tâm lý, các trung tâm can thiệp cũng nhƣ với cộng đồng trong việc đánh giá, can thiệp cho những trƣờng hợp trẻ đƣợc xác định là chậm nói:

Cần tuyên truyền cho các mẹ biết những điều cần chú ý trong quá trình mang thai, trong 36 tháng đầu đời sau sinh. Trên thực tế, rất nhiều vấn đề về hành vi, cảm xúc ... của trẻ có thể nảy sinh từ những khó khăn trong mối quan hệ đầu đời. Ngƣời mẹ không nên cai sữa con đột ngột, càng không nên hạn chế môi trƣờng tƣơng tác với xã hội và vận động của con.

Khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, cần đƣa trẻ đến cơ sở thăm khám trƣớc 3 tuổi để đƣợc tƣ vấn về phƣơng hƣớng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)