Sự tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc tuy có tăng lên nhƣng còn chƣa sâu sắc

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 95 - 96)

còn chƣa sâu sắc

Mặc dù sự tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung quốc đang ngày càng tăng lên, nhưng phải thừa nhận rằng sự tin cậy đó còn chưa sâu sắc. ASEAN vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về thiện chí và tình hữu nghị của Trung Quốc, bất kể các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần đảm bảo với ASEAN rằng sự ủng hộ của Trung Quốc cho ASEAN là chân thành, cùng có lợi và không kèm điều kiện chính trị nào [61, tr.6].

Chính vì chưa có sự tin tưởng sâu sắc về nhau, nên trong khi tích cực hợp tác với Trung quốc, ASEAN vẫn mong Hoa kỳ có mặt trong khu vực. Ý tưởng họp Thượng đỉnh Đông Á của ASEAN một phần được thúc đẩy bởi mong muốn kiềm chế bớt ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Cũng vì chưa vững tin vào tình hữu nghị của Trung Quốc, trong quan hệ với Trung Quốc, ASEAN đã không phát huy được sự năng động vốn có của mình. Cho tới nay, các sáng kiến lớn nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên đều do phía Trung Quốc đề xuất. Do đó, có thể nói chừng nào ASEAN còn nghi ngờ Trung quốc, thì cơ hội giải phóng các tiềm năng hợp tác của hai bên còn bị hạn chế.

Vậy vì sao ASEAN vẫn nghi ngờ Trung Quốc? Vấn đề này có những nguyên nhân sâu sa từ trong lịch sử. Khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ các vấn đề do lịch sử để lại cần rất nhiều thời gian. Thời gian hơn 15 năm qua vẫn chỉ là một quãng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, ngoài các vấn đề trên còn có những nguyên nhân khác gây nên sự nghi ngờ của ASEAN. Việc Trung Quốc hiện đại hoá quốc phòng, tăng cường khả năng quân sự là một trong những nguyên nhân đó. Với sức mạnh kinh tế gia tăng, Trung Quốc đã có điều kiện thuận lợi hơn để tăng cường sức mạnh quân sự và theo đuổi các tham vọng chính trị của họ trong khu vực và trên thế giới. Trong mấy năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ngày càng gia tăng, tương thích với cường lực kinh tế của họ. Nếu vào năm 2005, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc

bằng 7,3% toàn bộ ngân sách quốc gia của nước này, năm 2006 bằng 7,4%, thì tới năm 2007, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chiếm 7,5% toàn bộ ngân sách quốc gia, với giá trị lên tới tới 350,92 tỷ NDT (44,94 tỷ đô la Mỹ) tăng 17,8% so với năm 2006. Đây là mức chi tiêu cho quốc phòng cao nhất trong vòng 10 năm qua [81,tr.10]. Việc Trung quốc tăng chi phí quốc phòng đang dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đe dọa phá vỡ thế cân bằng trong môi trường chiến lược ở Đông Á hiện nay.

Đương nhiên, ở giai đoạn hiện nay, ASEAN hiểu rằng sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc không phải hướng vào họ. Bởi vì, điều mà Trung Quốc cần hiện nay là tình hữu nghị và hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng sau này, khi Trung Quốc hùng mạnh lên, khi Hoa Kỳ buộc phải chấp nhận ảnh hưởng ưu thế của Trung Quốc ở Châu Á, liệu Bắc Kinh có sử dụng sức mạnh của mình để đưa Đông Nam Á vào quỹ đạo của Trung Quốc không?

Cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông đã dịu xuống từ sau khi hai bên ký kết bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông. Tuy nhiên, về bản chất, vấn đề biển Đông vẫn chưa được giải quyết. Hiện nay, Trung quốc đang ráo riết tìm kiếm nguồn nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế rất cao của mình hiện nay. Năm 2003, Trung Quốc đã nhập tới 91,12 triệu tấn dầu. Trung Quốc đã trở thành nứơc nhập dầu lửa lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, tới năm 2020, sự phụ thuộc về năng lượng của Trung Quốc vào bên ngoài sẽ lên tới 76 %. ASEAN lo ngại rằng, đến một lúc nào đó, khi Trung quốc không thể tìm được các nguồn nhiên liệu thay thế hoặc bổ sung từ bên ngoài, họ có thể thay đổi cách ứng xử với vấn đề biển Đông hiện nay, để giành lấy độc quyền khai thác dầu mỏ ở vùng biển giàu có này.

Những nghi ngại như vậy chính là nguyên nhân đằng sau chính sách vừa hợp tác vừa giữ khoảng cách với Trung Quốc của ASEAN hiện nay.

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 95 - 96)