Trong những năm qua, Trung Quốc đã thể hiện khá nhất quán chủ trương xây dựng hình ảnh một đối tác tin cậy của ASEAN thông nhiều động thái tích cực cụ thể như tham gia Hiệp ước thân hữu và hợp tác ở Đông Nam Á và ký kết Tuyên bố chung về đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng giữa ASEAN và Trung Quốc. Đối với ASEAN, nhận thấy những động thái tích cực của Trung Quốc, ASEAN cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội phát triển mối quan hệ hợp tác, thân thiện với Trung Quốc. Trên thực tế, bên cạnh hợp tác khu vực, mỗi nước ASEAN đều có cách thức tiếp cận riêng trong quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam dựa trên những đặc thù của quốc gia láng giềng với Trung Quốc có nhiều sự giao thoa về quyền lợi thì việc xác định hướng hợp tác của mình với Trung Quốc là rất quan trọng.
Do nằm ở vị trí địa-chiến lược, cầu nối đất liền và biển giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, lại có quan hệ gần gũi về lịch sử và văn hóa nên Việt Nam luôn là đối tượng quan trọng trong chính sách đối ngoại của ASEAN và Trung Quốc. Là một cửa ngõ giao thương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam đang có một ưu thế đặc biệt trong không gian kinh tế rộng lớn này. Vì vậy, xử lý quan hệ với Trung Quốc cần được đặc biệt coi trọng bởi tính phức tạp và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với sự phát triển ổn định nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam. Bởi vì Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, có nền kinh tế qui mô, và có sức mạnh cạnh tranh hơn Việt Nam.
Việt Nam nhận thức được rằng cần phải hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, cùng khai thác các cơ hội do liên kết kinh tế khu vực đem lại. Đó chính là khả năng phát triển Việt Nam thành “cửa ngõ‟, thành “cầu nối” kinh tế ASEAN-Trung Quốc để Việt Nam có điều kiện tiến sâu vào khai thác thị trường rộng lớn của Trung Quốc và Đông Bắc Á, phát triển hợp tác kinh tế, lấy việc khai thác thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị trường Tây Nam Trung Quốc.
Nếu như ở nửa đầu những năm 1990, tác động của hợp tác ASEAN-Trung Quốc đến cải thiện vị trí của Việt Nam trong quan hệ Việt –Trung còn khiêm tốn, thì sau đó càng mạnh và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là từ khi ACFTA được ký kết.
Cụ thể, sự gia tăng hợp tác ASEAN-Trung Quốc làm tăng nhanh thương mại và đầu tư hai chiều, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác giữa các tỉnh phía Bắc của Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, tái tạo và làm sống động hai hành lang lưu thông hàng hóa là Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng. Thêm vào đó, sự cải thiện trên góp phần làm ổn định biên giới đất liền và trên biển, hạn chế sự bùng nổ về tranh chấp chủ quyền, vốn dĩ tồn tại dai dẳng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt – Trung được cải thiện trong thời gian qua đã và đang góp phần làm cho ASEAN và Trung Quốc xích lại gần nhau, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn.
Việt Nam là một thành viên của ASEAN và ngày càng có tiếng nói trong tổ chức này. ASEAN là một sân chơi vừa tầm với Việt Nam hơn, trong ASEAN, Việt Nam có đủ tiềm năng để đóng vai trò tích cực. ASEAN cũng đáp ứng được nhu cầu chính trị – an ninh và kinh tế quan trọng của Việt Nam. Vì thế, việc Việt Nam tham gia vào việc thúc đẩy quan hệ ASEAN –Trung Quốc là tất yếu. Việt Nam cũng nhận thức được rằng sự phát triển quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc cũng sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi. Về chính trị, phát triển quan hệ ASEAN- Trung Quốc sẽ giúp tạo dựng bầu không khí hòa bình, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau trong khu vực, góp phần kiềm chế xung đột, đảm bảo an ninh, và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Qua đó, Việt Nam cũng có điều kiện thuận lợi để duy trì cân bằng quan hệ song phương với Trung Quốc. Về kinh tế, hợp tác ASEAN-Trung Quốc với sự thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) tạo điều kiện thuận lợi giúp lưu thông hàng hóa và đẩy mạnh thương mại trong khu vực.
Với tư cách là một thành viên của ASEAN, phương hướng hợp tác của Việt Nam nên tập trung vào những nội dung chủ yếu sau để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
Thứ nhất là, Việt Nam cần tận dụng cơ chế đối thoại và hợp tác của ASEAN với Trung Quốc để xử lý những tồn tại, trong đó có nhiều bất đồng có tính chất khu vực như vấn đề chủ quyền và khai thác ở biển Đông. Việt Nam có thể tranh thủ ASEAN để tập hợp lực lượng, giải quyết các mâu thuẫn trên cơ sở hợp tác tin cậy và hòa bình. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN với Trung Quốc, hai bên còn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều phương diện như khoa học, đào tạo, năng lượng, môi trường, quân sự, kinh tế và tăng cường các cuộc họp cấp cao, các chuyến viếng thăm cấp cao chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc. Như vậy, việc Việt Nam tham gia tích cực hợp tác khu vực ASEAN sẽ tạo thế và môi trường thuận lợi hơn nữa cho quan hệ song phương giữa các quốc gia.
Thứ hai là, Việt Nam cần tích cực tham gia và nâng cao hiệu quả của cơ chế hợp tác ASEAN+1, bao gồm các chương trình hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hai đối trọng kinh tế lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là những tác nhân thúc đẩy Trung Quốc tham gia sâu hơn với các chương trình hợp tác với ASEAN. Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đang hết sức nỗ lực đẩy nhanh quá trình liên kết với ASEAN thông qua mục tiêu xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Hàn Quốc. Trong bối cảnh mới, Trung Quốc đang có chính sách mềm dẻo từng bước tăng cường những cam kết đã có với ASEAN. Thậm chí, Trung Quốc luôn sẵn sàng đi đầu trong cơ chế ASEAN+3, tham gia vào các dự án hỗ trợ và xúc tiến nghiên cứu về một khu vực mậu dịch tự do ở toàn khu vực Đông Á.
Thứ ba là, Việt Nam nên tích cực chủ động tham gia, hoan nghênh và tạo điều kiện để Trung Quốc tham gia sâu hơn vào các chương trình liên khu vực như Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác phát triển lưu vực sông Mê Công. Đây là các chương trình mà Trung Quốc có vai trò đặc biệt.
Thứ tư là, Việt Nam thúc đẩy đàm phán trong khuôn khổ khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Tiếp theo việc ký kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc vào ngày 29/11/2004 và Hiệp định mậu dịch trong dịch vụ ký tháng 1/2007 tại Cebu (Philippines), hai bên còn cần phải tiếp tục đàm phán tự do hóa về đầu tư để xây dựng một khu vực mậu dịch tự do mang tính toàn diện. Với tư cách là một nước thành viên của ASEAN, ta có thể phối hợp lập trường với ASEAN để tạo ra sức ép cần thiết đòi hỏi Trung Quốc phải mở cửa hơn nữa thị trường, xóa bỏ phân biệt đối xử, tạo môi trường kinh doanh công bằng cho doanh nghiệp ASEAN và Trung Quốc.
Không chỉ giới hạn trong phạm vi các cuộc đàm phán ACFTA, điều quan trọng là Việt Nam cần đồng thời xúc tiến các chương trình hợp tác kinh tế liên khu vực của ASEAN, tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa như vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hải quan, an toàn vệ sinh. Sự hợp tác này có ý nghĩa quan trọng vì với Việt Nam, do điều kiện địa lý và thói quen, các hàng hóa di chuyển qua biên giới chủ yếu thông qua các đường bộ. Việc hài hòa các thủ tục thông quan và tiêu chuẩn tạo nền tảng tốt cho quan hệ thương mại an toàn và bền vững.
Với tư cách là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam có cơ hội cùng với các nước ASEAN khác như Lào, Myanmar, Campuchia đề xuất Trung Quốc có những ưu đãi, hỗ trợ trong những lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, du lịch, khai khoáng. Thực tế cho thấy, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục chứng tỏ thiện chí của mình trong những vấn đề này với ASEAN như tham vào các chương trình hợp tác, xây dựng năng lực và linh hoạt trong đàm phán với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam).
Những giải pháp trên nhằm một mặt thắt chặt hợp tác của ASEAN và Trung Quốc, nhưng mặt khác, chúng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN trên cở sở tận dụng tối đa ưu thế của nước ta, thu hút được các lợi ích về cho đất nước.
KẾT LUẬN
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực tan rã, cục diện chính trị quốc tế có những thay đổi căn bản. Tăng cường hợp tác kinh tế, đối thoại về chính trị nhằm giải quyết các các vấn đề giữa các bên là một xu thế nổi trội. Bối cảnh thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN xích lại gần nhau hơn. Hơn nữa, những xu thế nổi trội của nền kinh tế thế giới và xu thế tất yếu trong quan hệ chính trị quốc tế đã khiến cả Trung Quốc và ASEAN đặt ra nhu cầu hợp tác với nhau vì lợi ích song phương cũng như góp phần duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực.
Cũng từ thời điểm đó, quan hệ ASEAN-Trung Quốc cũng bước sang một chương mới, với những bước tiến triển ngày càng tích cực trên tất cả các lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh kinh tế và văn hoá theo hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Những tiền đề chính của quan hệ ASEAN- Trung Quốc thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh là các yếu tố về địa lý, lịch sử, văn hoá-xã
hội, chính trị-an ninh, kinh tế, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của ASEAN và Trung Quốc xuất phát từ những lợi ích chung giữa các nước ASEAN và Trung Quốc thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh.
Sự thiết lập mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc hàm chứa tính cấp thiết và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa một tổ chức khu vực với một nước lớn trong bối cảnh thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh. Đồng thời, cũng tác động không nhỏ đến mỗi chủ thể trong mối quan hệ này cũng như tới đời sống quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự liên kết ASEAN – Trung Quốc góp phần tạo nên động lực mới cho sự phát triển chung của khu vực.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã dẫn tới nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế Đông Á, đã thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc có những bước phát triển vượt bậc về chất, sôi động và hiệu quả hơn, làm thay đổi đáng kể môi trường an ninh và quan hệ quốc tế trong khu vực. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã phát triển khá nhanh, mặc dù đây là mối quan hệ phức tạp nhất trong số các cặp quan hệ giữa ASEAN và các đối tác đối thoại. Chỉ trong vòng 15 năm từ năm 1991 đến năm 2006, quan hệ ASEAN- Trung Quốc đã ba lần được nâng cấp: từ quan hệ đối tác tham khảo vào năm 1993 lên quan hệ đối tác đối thoại vào năm 1996 và quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2003. Với việc ký kết “Quan hệ Đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng” vào năm 2003, ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông, Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, nhất trí thiết lập khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, hợp tác ASEAN-Trung Quốc đã trở nên dần toàn diện và sâu sắc hơn.
Trong suốt quá trình thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác với nhau, ASEAN và Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Khó khăn không chỉ vì các nước ASEAN và Trung Quốc có chế độ chính trị và hệ tư tưởng khác nhau, có các nền kinh tế cạnh tranh nhau, mà còn vì nhiều vấn đề do lịch sử để lại. Không những thế,
quan hệ ASEAN-Trung Quốc còn luôn bị cản trở bởi những thế lực bên ngoài muốn chia rẽ giữa hai bên.
Trong bối cảnh như vậy, những thành tựu mà quan hệ ASEAN-Trung Quốc đạt được thật sự là to lớn và đáng ghi nhận. Những thành tựu chính của quan hệ ASEAN- Trung Quốc trong những năm qua là sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau ngày càng tăng trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, hợp tác kinh tế ASEAN- Trung Quốc thu được những kết quả cụ thể và thực chất, quan hệ song phương giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc được phát triển hơn bao giờ hết. Sự phát triển toàn diện các quan hệ hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc đã tạo xung lực cho sự phát triển các quan hệ hợp tác song phương giữa các nước thành viên của nó với Trung Quốc.
Tuy nhiên, quan hệ của ASEAN-Trung Quốc phải đối diện với những thách thức không nhỏ. Những thách thức đối với sự phát triển quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong những năm sắp tới chính là sự nghi kỵ vẫn còn nặng nề của các nước ASEAN về ý đồ của Trung Quốc đối với khu vực, những vấn đề do lịch sử để lại, sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng và trình độ phát triển giữa hầu hết các nước ASEAN với Trung Quốc và do đặc thù tồn tại hai khối lớn là các nước Đông Nam Á lục địa và các nước Đông Nam Á hải đảo trong quan hệ với Trung Quốc.
Về kinh tế, ASEAN và Trung Quốc tuy có tính bổ sung cho nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác, nhưng về cơ bản là cạnh tranh với nhau. Thách thức và trở ngại lớn khác đối với hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc là sự chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.
Không những vậy, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc trước đây và quan hệ ASEAN-Trung Quốc hiện nay luôn luôn chịu tác động của các nhân tố bên ngoài. Đó là nhân tố Mỹ, cạnh tranh Trung-Nhật ở Đông Nam Á đã có tác động tới quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Tầm quan trọng chiến lược của khu vực Đông Nam Á được bộc lộ qua sự hợp tác ngày càng tăng giữa các nước lớn trong khu vực.
Trong thiên niên kỷ mới này, các nước ASEAN dần thoát khỏi khủng hoảng tài chính châu Á, đang thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế hơn nữa. Kinh tế Đông Nam Á đang bước vào một vòng phát triển mới với tốc độ nhanh, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trên cơ sở này, từ năm 2003 chính phủ các nước ASEAN đã thực thi tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là cộng đồng kinh tế, cộng đồng an ninh, và cộng đồng văn hóa xã hội vào năm 2015.
Trung Quốc là cường quốc đầu tiên thương lượng về khả năng thiết lập một khu mậu dịch tự do với ASEAN, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tổ chức này. Trung Quốc cũng đang hi vọng trở thành nước đầu tiên ký Hiệp ước về khu vực không có vũ khí hạt nhận ở Đông Nam Á. Vai trò tích cực của Trung Quốc đã khiến các đối tác khác có thái độ thiện chí với ASEAN. Điều đó cho phép chiến lược cân bằng và