Quan hệ hợp tác đầu tƣ

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 55 - 57)

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, tổng lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Trong khi đó, quy mô thu hút đầu tư lại bị giảm theo từng năm. Trên phương diện thu hút đầu tư nước ngoài, hai bên thể hiện một kiểu quan hệ cạnh tranh, không chỉ là tranh giành lẫn nhau các nguồn vốn đầu tư ngoài khu vực và còn tranh giành vốn đầu tư trong khu vực.

Trong giai đoạn từ năm 1998-2002, tổng lượng FDI vào Trung Quốc tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc có sự giảm xuống rõ rệt. Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc thể hiện qua các con số sau đây: năm 1998 là 45,463 tỷ USD; năm 1999 có phần giảm xuống còn 40,319 tỷ USD; năm 2002 tăng trở lại đạt 40,715 tỷ USD, năm 2001 đạt 46,787 tỷ USD. Từ năm 1993, Trung Quốc là một trong số các nước đang phát triển thu hút FDI nhiều nhất, năm 2002 đã vượt ngưỡng 50 tỷ USD, đạt 52,743 tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua Mỹ, trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới và là nước lựa chọn đầu tư hàng đầu của các nhà đầu tư trên thế giới [74, tr.5]. Tuy nhiên, trong khi quy mô thu hút FDI của Trung Quốc không ngừng mở rộng, thì tổng kim ngạch đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Trung Quốc lại giảm xuống so với thời kỳ trước cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Năm 1998, tổng vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Trung Quốc là 4,22 tỷ USD, năm 2001 giảm xuống còn 2,983 tỷ USD, tỷ trọng tổng kim ngạch sử dụng thực tế FDI của Trung Quốc cũng 9,28% giảm xuống còn 6,36% [74, tr.6]. Từ tình hình quy mô đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Trung Quốc giảm xuống đã cho thấy sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đối với các nước ASEAN là nghiêm trọng.

Như vậy, mặc dù do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc bộc lộ sự giảm sút, nhưng cùng với những chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ Trung Quốc, đã dấy lên làn sóng đầu tư mới của doanh nghiệp Trung Quốc vào ASEAN. Đầu tư song phương giữa ASEAN và Trung

Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế song phương, xoá bỏ thất nghiệp và nghèo đói, tăng thêm phúc lợi xã hội.

Tổng hợp những phân tích trên cho thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, quan hệ kinh tế mậu dịch và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc ngày càng mở rộng. Nhìn từ tình hình mậu dịch mấy năm gần đây, trong mậu dịch song phương với ASEAN thì Trung Quốc luôn ở trong tình trạng nhập siêu, hơn thế quy mô nhập siêu liên tiếp mở rộng, tính chất là một thị trường tiêu thụ ngày càng rõ rệt. Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu của Trung Quốc chủ yếu là do Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Nhìn từ góc độ đầu tư ASEAN- Trung Quốc, ASEAN từ chỗ xuất khẩu tư bản đơn thuần trở thành vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu tư bản, hơn thế quy mô xuất khẩu tư bản sang Trung Quốc đang bị thu hẹp. Trung Quốc thì ngược lại, cùng với việc thực hiện chiến lược “vươn ra bên ngoài”, sẽ gia tăng mức độ đầu tư đối với ASEAN. Không gian hợp tác và phát triển song phương ASEAN –Trung Quốc vẫn còn khá rộng và nhiều tiềm năng.

Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể trong quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc, nhưng các kết quả hợp tác đó chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Đối với cả ASEAN và Trung Quốc, các thị trường quan trọng nhất vẫn là Mỹ, Nhật Bản và EU.

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)