Theo đà cải thiện quan hệ chính trị ASEAN – Trung Quốc thì việc hợp tác trên lĩnh vực kinh tế đã có những tiến triển tích cực. Với phương châm tăng tường hợp tác kinh tế cùng có lợi, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á, còn các nước ASEAN muốn trở thành đối tác quan trọng và xâm nhập sâu rộng vào thị trường khổng lồ với hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc. Do vậy, các bên tiếp tục đẩy mạnh và phát huy những tiềm năng sẵn có.
Năm 1994, ASEAN và Trung Quốc thành lập Uỷ ban khoa học kỹ thuật. Năm 1995, cả bên đã ký Điều lệ Uỷ ban liên hợp kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Hội nghị lần thứ nhất của Uỷ ban hợp tác hỗn hợp ASEAN – Trung Quốc (2/1997) đã đưa ra được những kế hoạch cụ thể để phát triển quan hệ kinh tế giữa các bên. Dựa trên nền tảng hiện có của sự hợp tác ASEAN – Trung Quốc và sự bổ sung trong các lĩnh vực như tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế, hai bên đã thỏa thuận tập trung và mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, du lịch và các lĩnh vực hoạt động khác. Hai bên cũng đã thảo luận các vấn đề trao đổi chuyên gia giữa ASEAN và Trung Quốc, hội thảo về hợp tác kinh tế thương mại ASEAN – Trung Quốc, đẩy nhanh việc thiết lập chính thức Hội đồng kinh doanh ASEAN – Trung Quốc.
Những kết quả kinh tế đạt được rất đáng khích lệ, nhất là về mậu dịch giữa các bên. Bảng sau đây sẽ cho thấy rõ điều đó.
Bảng 1.1 : Tình hình xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc (1993-1997)
Đơn vị: Nghìn USD Năm
Nước 1993 1994 1995 1996 1997 Brunei - 37,1 152,2 115,4 -
Campuchia - - - - - Indonesia 1.249.494,1 1.280.043,2 1.741.717,8 1.867.758,2 2.123.041,2 Malaysia 1.202.628,5 1.859.704,4 1.808.866,6 1.519.935,5 1.313.812,7 Myanmar - - - - - Philippines 173.874,0 163.967,0 212.938,6 327.921,7 244.411,6 Singapore 1.902.697,9 2.000.065,8 2.429.216,6 3.214.704,8 4.195.491,8 Thái Lan - - - 543.696,6 1.291.132,0 Tổng cộng 4.528.694,5 5.303.820,5 6.200.891,8 7.474.132,2 9.167.889,3
Nguồn: ASEAN-China Statistics - http://www.aseansec.org
Từ những số liệu trên đây có thể thấy xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc đã tăng dần từ năm 1993 – 1997. Tính đến năm 1997, giá trị hàng xuất khẩu của ASEAN là hơn 9,1 tỷ USD, tức đã tăng gấp đôi so với năm 1993 (hơn 4,5 tỷ USD). Cơ cấu hàng xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm rau, dầu và mỡ ăn, thịt, hoá chất, chất dẻo, các sản phẩm gỗ, máy móc và thiết bị điện tử. Ngược lại, Trung Quốc cũng xuất khẩu sang ASEAN các sản phẩm tương tự.
Tình hình nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 1.2: Tình hình nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc giai đoạn 1993-1997
Đơn vị tính: Nghìn USD Năm Nước 1993 1994 1995 1996 1997 Brunei - 34.931,4 63.336,5 72.500,2 55.090,6 Campuchia - - - - - Indonesia 935.983,3 1.477.386,7 1.495.223,5 1.235.458,7 1.518.013,9 Malaysia 816.772,8 1.200.709,0 1.516.774,7 1.719.986,8 1.916.805,4
Myanmar - - - - - Philippines 180.662,9 294.046,6 475.876,6 676.508,8 871.565,5 Singapore 2.402.944,9 2.751.912,8 3.578.412,1 4.205.538,5 5.808.553,0 Thái Lan - - - 1.307.859,3 3.312.855,6
Tổng cộng 4.336.363,9 5.758.986,5 7.129.723,2 9.217.620,3 13.842.884,0
Nguồn: ASEAN-China Statistics - http://www.aseansec.org
Nhìn vào các số liệu trên có thể thấy, trong giai đoạn 1993-1997 tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Trung Quốc thấp hơn tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước này từ Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc thu hồi Hongkong năm 1997 thì ASEAN nhập siêu từ Trung Quốc càng lớn với giá trị nhập khẩu gần 14 tỷ USD, trong khi đó chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc một khối lượng hàng hoá trị giá hơn 9,1 tỷ USD. Như vậy, trong khi mậu dịch song phương của ASEAN với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU giảm mạnh ở cuối thập 90 thế kỷ XX thì quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN lại tăng đều đặn. Mậu dịch ASEAN – Trung Quốc tăng từ 3,35 tỷ USD năm 1986 lên 45,56 tỷ USD năm 1998. Mậu dịch song phương giai đoạn 1993-1998 giữa ASEAN với Mỹ tăng 54%, với EU tăng 28%, với Nhật Bản tăng 2,7%, trong khi đó với Trung Quốc tăng 137% [17, tr.45].
Về hợp tác đầu tư, ngay trong những năm đầu sau khi thiết lập quan hệ, Trung Quốc đã đầu tư vào các nền kinh tế ASEAN. Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở ASEAN được phản ánh trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tình hình đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 1995 – 1999
Đơn vị: triệu đôla Mỹ
Năm Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN
Phần FDI của Trung Quốc trong tổng FDI vào ASEAN (%)
1995 114,36 25.278,0 0,45
1997 49,37 32.541,0 0,15 1998 302,45 18.270,0 1,66 1998 302,45 18.270,0 1,66
1999 135,8 14.703,0 0,92
Nguồn: [17, tr.65]
Từ bảng 1.3 cho thấy, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN còn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Nếu đem so sánh về con số đầu tư của hai bên với nhau thì ta nhận thấy rằng đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc nhiều hơn là của Trung Quốc vào ASEAN. Năm 1995, mức đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc đạt 2117 hạng mục với tổng mức đầu tư theo hiệp định đạt 10,776 tỷ USD, trong đó mức đầu tư thực tế đạt 2,664 tỷ USD [17, 65]. Nguyên nhân của tình hình này là do bản thân Trung Quốc cũng là một nước đang tích cực thực thi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và chính Trung Quốc và các ASEAN cũng chính là các đối thủ cạnh tranh của nhau trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, những bước tiến trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc trên các lĩnh vực an ninh chính trị và kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, tăng nhanh sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển trao đổi khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin, du lịch giữa các nước ASEAN và các vùng miền của Trung Quốc.