Tƣơng lai phát triển của quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp tớ

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 105)

3.3 Triển vọng quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp tới

3.3.1 Tƣơng lai phát triển của quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp tới tới

Xét tình hình thời gian gần đây, chính sách của ASEAN tiếp xúc toàn diện và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc sẽ không có những điều chỉnh lớn. Căn cứ vào tuyên bố chung xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và thịnh vượng (tháng 10/2003), ASEAN và Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng làm cho quan hệ đối tác chiến lược song phương ngày càng sâu sắc hơn. Hợp tác ASEAN-Trung Quốc chủ yếu triển khai trong bốn lĩnh vực là hợp tác chính trị an ninh, mở rộng không gian hợp tác kinh tế thương mại, ủng hộ tiến trình nhất thể hoá ASEAN và tích cực xúc tiến tiến trình ASEAN+3. Có được các kết quả trên là do việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với Trung Quốc phù hợp với lợi ích của ASEAN và mang lại những lợi ích thiết thực cho các nước trong khối này.

Mặt khác, điều này được quyết định bởi hiện trạng các nước Đông Nam Á. Một Đông Nam Á đa dạng hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Những mâu thuẫn nội bộ và thách thức mà lãnh đạo một số nước ASEAN (như Philippines, Thái Lan) đang phải đối mặt trở nên gay gắt hơn. cục diện chính trị đang chứa đựng nhiều ẩn họa. Nền kinh tế Đông Nam Á tuy đã hồi phục và phát triển, nhưng vẫn còn yếu và phụ thuộc nhiều vào bên ngoài nhất là phương Tây và Nhật Bản. Tiến trình xây dựng nhất thể hoá kinh tế – nền tảng và nội dung quan trọng hàng đầu của nhất thể hoá ASEAN- vẫn chưa được như mong đợi. ASEAN không dễ dàng để có được chính sách thống nhất và rõ ràng đối với Trung Quốc là do tính đa dạng và sự phát triển không đồng đều của 10 nước trong khối này. Mặc dù các nước ASEAN đều đã cam kết phải xây dựng Cộng đồng an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội trước năm 2020 (hiện nay đang đề ra thời hạn vào năm 2015), nhưng liệu ASEAN có thực hiện được không và có những tiến triển thực

chất ra sao thì còn phải chở xem. Điều này sẽ có ảnh hưởng tới tiếng nói chung của ASEAN trong quan hệ đối ngoại.

Những tiến triển và thu hoạch lớn nhất mà nền ngoại giao ASEAN đạt được trong vài năm gần đây cũng như những điểm thu hút trên trường quốc tế vẫn chỉ tập trung ở việc thực thi chiến lược cân bằng nước lớn và chủ đạo hợp tác Đông Á, đặc biệt là chính sách tiếp xúc toàn diện và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Lãnh đạo các nước ASEAN hiện nay càng nhận thức khá toàn diện, và nhìn chung đều có thái độ tích cực đối với Trung Quốc. Trong tình hình như vậy, chính sách của ASEAN đối với Trung Quốc sẽ không có những thay đổi lớn trong thời gian tới.

Về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể nói quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã phát triển theo xu hướng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn cùng với sự nổi lên của Trung Quốc. Đây chính là kết quả của chiến lược đối ngoại nhằm xây dựng quan hệ hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng và thúc đẩy môi trưởng an ninh thịnh vượng vốn được Trung Quốc thực hiện trong nỗ lực thiết lập quan hệ hợp tác với các nước láng giềng. Phương châm ngoại giao của Trung Quốc được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 16 là dựa trên ba trục: các nước phát triển, các nước láng giềng, các nước thuộc thế giới thứ ba. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, người đặt ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng xã hội hài hòa ở Trung Quốc đã rất chú trọng tới quan hệ láng giềng. Để thực hiện xã hội hài hòa, cần duy trì sự ổn định trong nước. Để duy trì sự ổn định trong nước thì duy trì sự ổn định trong khu vực là không thể thiếu. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc (10/2006), Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát biểu “loại bỏ nghi ngờ, triển khai đối thoại, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược”.

Cũng tại Hội nghị này, các bên đã thừa nhận sự hợp tác ASEAN-Trung Quốc mang lại nhiều kết quả và chỉ ra xu hướng cho quan hệ hai bên trong những năm sắp

tới. Hai bên đã đưa ra “khái niệm mới về thời gian và không gian” để tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong tương lai.

“Khái niệm về thời gian” có nghĩa là quãng thời gian những năm sắp tới có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên trong bối cảnh ASEAN đang tiến tới thiết lập một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 và Trung Quốc bắt tay vào phát triển hòa bình. Do vậy, nó đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc với sự phát triển vững chắc và lành mạnh hơn.

“Khái niệm về không gian” có nghĩa là xếp đặt lại sự hợp tác và trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc ở các cấp khác nhau. Đầu tiên là cuộc trao đổi và hợp tác truyền thống giữa các tỉnh của Trung Quốc có biên giới hoặc gần với khu vực Đông Nam Á và các nước thành viên ASEAN. Hai là hợp tác tiểu khu vực giữa một nhóm các tỉnh của Trung Quốc với một số nước ASEAN. Ba là quan hệ song phương giữa Trung Quốc với 10 nước thành viên ASEAN. Bốn là những trao đổi và thông tin được thực thi trong các hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc hàng năm cùng với các cơ chế đối thoại và hợp tác khác nhau. Năm là hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong phạm vi Đông Á như cơ chế ASEAN+3 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Sáu là hợp tác ASEAN-Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế bao gồm sự tương tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Á-Âu, châu Á-Phi, châu Á-Mỹ La tinh và tại các thể chế kinh tế quốc tế.

Như thế, xét xu thế phát triển lâu dài, quan hệ ASEAN-Trung Quốc chủ yếu được quyết định bởi những nhân tố như sau: Một là ASEAN và Trung Quốc có những chính sách mới, tác động mới tới nhau như thế nào, hai là sự phát triển và tiến trình nhất thể hoá ASEAN; ba là quá trình phát triển quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ và những điều chỉnh trong chính sách quan hệ nước lớn của Trung Quốc và chiến lược “cân bằng nước lớn” của ASEAN.

Do vậy, khả năng phát triển quan hệ ASEAN –Trung Quốc trong những năm sắp tới có thể có các kịch bản sau: một là mối quan hệ này đi xuống, hai là chững lại,

và ba là phát triển hơn. Tuy nhiên, với những phân tích ở trên, khả năng mối quan hệ này đi xuống hay chững lại, tạm dừng ở mức độ hợp tác như hiện nay là rất khó có thể xảy ra. Nhìn lại những thành tựu đã đạt được và xem xét những thách thức đang tồn tại, căn cứ vào các diễn biễn hiện tại của quan hệ ASEAN-Trung Quốc, và phân tích về vai trò, lợi ích của các các bên, có thể nói mối quan hệ ASEAN- Trung Quốc vẫn sẽ phát triển. Song, tốc độ gia tăng của mối quan hệ này sẽ không mạnh mẽ bằng giai đoạn 1991-2006 đã qua. Đây chính là kịch bản khả thi nhất của quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 105)