Trên lĩnh vực kinh tế 1 Quan hệ mậu dịch

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 52)

2.2.2.1 Quan hệ mậu dịch

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997, kinh tế các nước ASEAN đang dần dần hồi phục. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc cũng phát triển không ngừng. Những số liệu trong các bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu hàng hóa của ASEAN sang Trung Quốc từ năm 1998-2002 Đơn vị: nghìn USD Nước 1998 1999 2000 2001 2002 Brunei 0.0 244,2 22.270 127.741,3 157.323,3 Camphuchia - - 285.985,0 224.984,2 7.562,3 Indonesia 1.832.034,4 338.942,2 4.321.848,9 3.490.998,1 2.902.947,7 Malaysia 1.545.082,2 4.595.865,8 6.433.437,9 6.229.130,5 4.763.693,5 Myanmar - 5.076,9 86.525,3 203.700,5 53.918,6 Philippines 343.682,6 2.521.925,8 2.570.611,5 2.372.562,0 1.355.825,2 Singapore 4.059.714,3 12.718.557,3 16.236.398,3 16.140.398,9 6.851.393,1 Thái Lan 1.422.072,6 3.231.764,2 5.077.596,6 2.862.555,1 3.454.885,7 Tổng cộng 9.202.586,1 26.472.376,1 35.034.663,3 31.552.090,6 19.547.549,2

Bảng 2.2: Tình hình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của các nƣớc ASEAN từ năm 1998-2002 Đơn vị: nghìn USD Nước 1998 1999 2000 2001 2002 Brunei 20.620,9 72.415,9 84.958,9 97.356,1 62.069,1 Camphuchia - - 364.110,9 203.774,4 197.305,8 Indonesia 904.459,4 1.469.664,0 2.364.323,0 2.099.989,6 2.427.368,0 Malaysia 1.685.513,6 3.358.966,0 6.572.884,9 5.129.407,3 5.426.264,9 Myanmar - 223.665,3 261.734,9 394.914,4 211.685,5 Philippines 1.198.911,2 2.265.960,7 1.984.916,9 2.212.320,0 1.244.039,1 Singapore 4.853.367,4 8.878.527,6 10.637.225,3 9.982.659,7 8.853.699,1 Thái Lan 2.548.662,2 3.138.797,8 4.210.755,3 3.712.652,5 4.789.799,1 Tổng cộng 11.211.535,0 19.407.997,3 26.480.910,1 23.833.074,0 23.212.231,2

Nguồn: ASEAN Secretariat.

Từ những số liệu của bảng trên, ta thấy xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc đạt mức kỷ lục vào năm 2000 với tổng giá trị lên tới hơn 35,034 tỷ đôla Mỹ, tăng hơn 4 lần so với năm 1998. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống còn 31,552 tỷ đôla Mỹ vào năm 2001 và tiếp tục giảm xuống mức 19,548 tỷ đôla Mỹ năm 2002.

Trong khi đó, nhập khẩu từ Trung Quốc của các nước ASEAN cũng đạt mức kỷ lục xấp xỉ 26,5 tỷ đôla Mỹ vào năm 2000. Các năm sau tổng giá trị nhập khẩu cũng giảm, nhưng tốc độ giảm không nhanh như tốc độ giảm xuất khẩu. Trung Quốc vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn của Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Điểm đáng lưu ý trong buôn bán hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn này là cán cân thương mại đã nghiêng về phía ASEAN. Năm 2000, ASEAN xuất sang Trung Quốc một khối lượng hàng hóa hơn 35,03 tỷ đôla Mỹ, trong khi đó giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ hơn 26,48 tỷ đôla. Chỉ riêng năm 2002, ASEAN mới nhập siêu từ Trung Quốc. Năm 2004, kim ngạch thương mại hai chiều vượt ngưỡng

100 tỷ USD, ASEAN vượt lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc. Đến năm 2005, kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 130,37 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, tăng 23,1% so với năm 2004 và tăng 16 lần so với năm 1991. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu đạt 75 tỷ USD, tăng 19,1%, xuất khẩu đạt 55,37 tỷ USD, tăng 29,1%. Ba quý đầu của năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 116.33 tỷ USD [55, tr.3] Hiện nay, Trung Quốc và ASEAN đều là đối tác thương mại lớn của nhau. ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là nguồn nhập khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc.

Trong mậu dịch song phương với ASEAN, Trung Quốc luôn ở trong trạng thái nhập siêu, hơn thế cùng với sự mở rộng quy mô mậu dịch, quy mô nhập siêu của Trung Quốc cũng mở rộng theo. Nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến việc Trung Quốc hạ thấp tỷ lệ thuế quan và xóa bỏ hàng rào mậu dịch phi thuế quan sau khi gia nhập WTO. Việc hàng năm Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu từ các nước ASEAN cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến Trung Quốc nhập siêu từ ASEAN. Trong mậu dịch song phương với Trung Quốc, ASEAN chủ yếu đóng vai trò cung cấp nguyên liệu và sản phẩm, còn Trung Quốc chủ yếu đóng vai trò tiêu thụ nguyên liệu và sản phẩm.

Về cơ cấu hàng hóa trong mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc, trong giai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đến năm 2002 vẫn chủ yếu là động vật sống, rau xanh, dầu mỡ, thực phẩm tinh chế, sản phẩm quặng, hóa chất, nhựa, da và thuộc da, gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ, bột giấy và giấy, hàng dệt may, kim loại thô và sản phẩm kim loại, sản phẩm điện cơ, giầy dép và các loại công cụ cơ khí chính xác. Trong đó, sản phẩm điện cơ là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong cơ cấu hàng hóa mậu dịch song phương, về xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc năm 1998, tỷ trọng của sản phẩm điện cơ là 30%, sau đó tăng theo từng năm, đến năm 2001 lên đến 48,3%. Còn tình hình nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc, năm 1998 tỷ trọng sản phẩm điện cơ là 41,6%, đến năm 2001 đã tăng lên 50,9%, chiếm hơn một nửa tổng

lượng nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc. Kim ngạch giao dịch đứng thứ hai là sản phẩm quặng, tỷ trọng chiếm trong hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN cũng tăng ổn định, năm 1998 là 11,2%, đến năm 2001 lên đến 14,1%. Đứng thứ ba là sản phẩm dệt may, trong giao dịch mặt hàng này, tỷ trọng nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc trung bình là 9,75%, còn tỷ trọng trong xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc trung bình là 3,1% [74,tr.4] Như vậy, trong mậu dịch song phương ASEAN – Trung Quốc, mặt hàng của Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối.

Về tình hình mậu dịch dịch vụ ASEAN-Trung Quốc, sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997, ngành du lịch giữa ASEAN và Trung Quốc phát triển mạnh. Đông Nam Á là nguồn khách du lịch quốc tế truyền thống và quan trọng của Trung Quốc. Phát huy những ưu thế gần gũi về địa lý, có sự tương đồng về văn hóa, nhanh về chu kỳ thay đổi của dòng khách, du lịch ASEAN và Trung Quốc đã thoát khỏi bóng đen của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Năm 2000, tổng số du khách của 5 nước gồm Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Indonesia đến Trung Quốc là 1,225 triệu lượt khách, năm 2001 đạt 1,814 triệu lượt khách. Tỷ trọng trong số khách du lịch nhập cảnh Trung Quốc cũng tăng từ 1,77% của năm 1998 lên đến 2,93% của năm 2001. Đến năm 2005, có 3,5 triệu du khách ASEAN đến thăm Trung Quốc, chiếm 1/5 lượng khách nước ngoài đến Trung Quốc [48, tr.32]. Trong khi đó chỉ có 3 triệu du khách Trung Quốc đến thăm các nước ASEAN, chiếm 1/3 số lượng người Trung Quốc xuất cảnh.

Đồng thời với lượng lớn du khách từ các nước ASEAN đến Trung Quốc, Trung Quốc cũng có một lượng lớn khách du lịch sang các nước Đông Nam Á. Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch song phương, kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ liên quan như khách sạn, khu nghỉ mát, ăn uống, giao thông và bán lẻ. Như thế, ngành du lịch góp phần tiếp thêm sức sống và thời cơ mới cho sự phát triển quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 52)