Nhu cầu hợp tác giữa ASEAN-Trung Quốc ngày càng gia tăng 1 Ở cấp độ toàn cầu

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 81)

3.1.1.1 Ở cấp độ toàn cầu

Bước vào thế kỷ XXI thế giới có nhiều biến đổi quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thế giới nói chung, quan hệ giữa các quốc gia và khu vực nói riêng. Toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, xu hướng tăng cường hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu đan xen vào nhau. Thực ra toàn cầu hóa đã xuất hiện từ lâu và tác động mạnh mẽ đến các nước và các khu vực trên thế giới. Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa hiện nay ngày càng mạnh mẽ hơn, đó là tốc độ của toàn cầu hóa và sự sâu sắc của quá trình này. Cùng với tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng thông tin đã làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên của mọi quốc gia trên các mặt kinh tế, an ninh chính trị và xã hội.

Toàn cầu hóa làm cho nhiều vấn đề ở một quốc gia có thể nhanh chóng phát triển thành các vấn đề khu vực, thậm chí thành vấn đề toàn cầu. Vì vậy, hợp tác quốc tế trở nên vô cùng cần thiết để đối phó với các thách thức như vấn đề khủng bố quốc tế, thay đổi khí hậu toàn cầu, cải tổ Liên Hợp Quốc, các thể chế tài chính quốc tế (như WB, IMF), chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong quan hệ quốc tế.

Mặc dù Trung Quốc là một nước lớn và là Uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng về phương diện kinh tế, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển như hầu hết các nước ASEAN. Sự đổ vỡ của Vòng đàm phán Doha đang làm cho tình trạng bất bình đẳng về thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển tiếp tục kéo dài. Trong cuộc đấu tranh vì mậu dịch công bằng cho các nước đang phát triển nói riêng và trật tự kinh tế quốc tế mới nói chung, vai trò của ASEAN, với tư cách là tổ chức hợp tác cuả một nhóm nước đang phát triển năng động nhất và Trung Quốc, với tư cách là nước đang phát triển lớn nhất, rất quan trọng. Sự hợp tác giữa hai bên sẽ nâng cao trọng lượng cho tiếng nói của các nước đang phát triển trong WTO, APEC và các tổ chức hợp tác quốc tế khác.

Từ sau sự kiện 11/9/ 2001, Mỹ ngày càng đi sâu vào đường lối đơn phương trong quan hệ quốc tế. Cuộc chiến tranh Iraq là bằng chứng rõ ràng nhất về đường lối đơn phương đó. Cuộc chiến tranh chống Iraq cho thấy Hoa kỳ đang tự cho phép mình làm những gì họ muốn, bất chấp luật pháp quốc tế và Liên hợp quốc. Thái độ trên của Mỹ đang gây bất bình cho cộng đồng thế giới. Do vậy, hạn chế chủ nghĩa đơn phương của Mỹ đã trở thành lợi ích chung của đại đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có ASEAN và Trung Quốc.

Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển làm tăng nhu cầu hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc. Cả ASEAN và Trung Quốc ngày càng có nhiều mối quan tâm và lợi ích trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh trong phạm vi khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Rõ ràng toàn cầu hóa đã tác động làm cho xu hướng tăng cường hợp tác, đôi bên cùng có lợi trong quan hệ quốc tế nói chung và trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. Việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục, tranh thủ những cơ hội do toàn cầu hóa đem lại, đồng thời nỗ lực chung trong việc khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình này như các rủi ro kinh tế, nguy cơ xói mòn các bản sắc dân tộc và khu vực, các vấn đề toàn cầu như hòa bình và an ninh, chống khủng bố, bảo vệ môi

trường…ngày càng trầm trọng là yêu cầu khách quan đặt ra trong quan hệ ASEAN- Trung Quốc hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)