Những hậu quả kinh tế xã hội từ tình trạng FDI chuyển hướng sang Trung quốc đã bị một số thế lực bên ngoài không có thái độ tích cực đối với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ ASEAN- Trung quốc, khai thác để chia rẽ hai bên. Trong một bài viết đăng trên tờ Nhật báo Asian Wall Street số ra 20/6/2002, Hugo Restall đã cố ý thổi phồng tác động của tình trạng trên khi viết rằng : “ Trong trò chơi “ số không và tất cả “ về FDI, Trung Quốc đang hút ô xi của các thị trường châu Á và các nơi khác về vấn đề này. Kết quả, theo lời một nhà phân tích Hongkong, là cạnh tranh từ Trung Quốc sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng về kinh tế của Đông Nam Á.” [88, tr.14]
Mặc dù những luận điệu như vậy không được các nhà lãnh đạo ASEAN chia sẻ, nhưng nó cũng ít nhiều tác động tới tâm lý của không ít người trong khu vực. Do vậy, tìm cách giảm bớt các tác động nghịch từ sự cạnh tranh kinh tế hiện nay giữa ASEAN và Trung quốc là lợi ích của quan hệ giữa hai bên.
3.2.3 Những thách thức khác
3.2.3.1 Những tác động có thể của nhân tố Mỹ đối với quan hệ ASEAN - Trung Quốc Quốc
Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc trước đây và quan hệ ASEAN - Trung Quốc hiện nay luôn luôn chịu tác động của các nhân tố bên ngoài. Một nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc là Mỹ. Trong những năm qua, quan hệ Mỹ- Trung diễn biến rất phức tạp. Từ hoà dịu và hợp tác là chính dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đến thù địch trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Bush. Sau sự kiện 11 tháng 9, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã thay đổi theo hướng hoà dịu hơn. Tuy nhiên, chính sách hoà dịu với Trung Quốc của chính quyền Bush hiện nay khác với chính sách Trung Quốc của Bill Clinton trước đây. Mặc dù thừa nhận “ Một Trung quốc “, nhưng Mỹ phản đối Luật chống chia cắt đất nước do Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 14/3/ 2005.
Nguyên nhân đằng sau sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc duy nhất có khả năng thách thức vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ. Đó là điều Washington không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, do chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nguy cơ thường trực đối với an ninh của Mỹ, ngoài ra, sự sa lầy của Mỹ ở Iraq, những chuyển động theo hướng độc lập dần với Mỹ trong chính sách đối với Mỹ của Liên minh châu Âu đã khiến Mỹ không thể tạo thêm cho mình rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc.
Không chỉ không thể ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc, Washington còn cần tới sự hợp tác của Trung Quốc trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều tiên, mối quan ngại an ninh lớn nhất của Mỹ và Nhật Bản ở Đông Á. Hiện nay, Trung Quốc là cường quốc duy nhất có thể tiếp cận dễ dàng với Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, thuyết phục họ tích cực giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng đưa lại nhiều lợi ích cho Mỹ. Trung quốc là thị trường đầu tư, thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn của Hoa Kỳ. Do vậy, hợp tác kinh tế với Trung Quốc là một lợi ích kinh tế lớn mà Hoa Kỳ không thể bỏ qua, bất kể thực tế là họ đang thâm hụt thương mại lớn trong buôn bán với Trung Quốc.
Vì những lý do trên, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc hiện nay là chính sách vừa kiềm chế vừa hợp tác.
Để kiềm chế Trung Quốc, Hoa kỳ thắt chặt liên minh chiến lược với Nhật Bản. Cùng với Nhật, Mỹ đang bố trí lại lực lượng để bảo vệ Đài Loan. Lợi dụng cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố của các nước Trung và Đông Nam Á, Mỹ đã đưa quân tới các khu vực này.
Sự trở lại về quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á tác động tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc ở hai phương diện. Thứ nhất, gây nên nghi ngờ của Trung Quốc về thiện chí của ASEAN. Thứ hai, tạo cơ hội cho các thế lực thân Mỹ cực đoan tại một số nước
trong khu vực trỗi dậy chống lại chính sách hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc của chính phủ các nước ASEAN hiện nay. Những âm mưu lật đổ Tổng thống Gloria Arryo ở Philippines gần đây đã cho thấy điều đó.
Có thể nói, nếu quan hệ ASEAN – Mỹ phát triển chặt chẽ hơn, thì sẽ gây ra