Sự trở lại Đông Na mÁ về mặt quân sự của Mỹ và tác động của nó tới quan hệ ASEAN Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 41 - 44)

ASEAN+1 của khuôn khổ ASEAN+3 trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Tính chất mới này đã tạo điều kiện cho quan hệ ASEAN – Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn.

2.1.3 Sự trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự của Mỹ và tác động của nó tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc hệ ASEAN - Trung Quốc

Về mặt địa lý, Mỹ không thuộc về Đông Á và hiện nay trong cơ chế hợp tác ASEAN+3 không có sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, hiện Mỹ là nước có nhiều lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh mang tính chất sống còn ở Đông Á và là nước có ảnh hưởng rất lớn đối với tiến trình xây dựng cũng như sự phát triển của Cộng đồng Đông Á. Sự hiện diện của Mỹ được nhiều nước trong vùng coi là sự đảm bảo an ninh cho khu vực. Nhật Bản và Hàn Quốc ở Đông Bắc Á, Thái Lan và Philippines ở Đông Nam Á là đồng minh quân sự của Mỹ; nhiều nước khác trong khu vực. Hơn nữa, cho đến nay Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất của thế giới. Vì thế không thể không tính đến vai trò của Mỹ trong quá trình phát triển của quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đang tác động tích cực tới sự phát triển của Đông Á nói riêng và thế giới nói chung. Sau 26 năm thực hiện cải cách mở cửa,

GDP của Trung Quốc tăng trung bình 9,4 % gấp bốn lần mức tăng trưởng của các nước phát triển, gấp ba lần của thế giới và hai lần của các nước đang phát triển. Nếu vào năm 1978, GDP của Trung Quốc mới chỉ đạt mức 147,3 tỷ đô la Mỹ thì tới năm 2004, con số đó đã lên tới 1.640 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 11 lần. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc trở thành một đầu tầu khác của thế giới sau Mỹ. Năm 2004, nếu tính theo tỷ giá hối đoái trên thị trường, GDP của Trung Quốc chiếm 4,1% tổng giá trị sản lượng toàn cầu, còn nếu đánh giá dựa theo sức mua thì phần của Trung Quốc của trong GDP toàn cầu đã vượt mức 13%. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, trong 4 năm từ 2000 tới 2003, cống hiến của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới đã lên tới 1/ 3 trong khi đó của Mỹ là 13%. Sự phát triển kinh tế Trung Quốc làm sôi động thị trường thế giới. Kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc từ 20,6 tỷ năm 1978 lên tới 1.154,79 USD năm 2004, tăng bình quân 16,8 %. Trung Quốc đã trở thành đối tác mậu dịch lớn thứ ba trên thế giới. Hiện nay Trung Quốc đang sở hữu 5 trong số 20 cảng hàng đầu thế giới. Tới tháng 7/2006, dự trữ ngoại tệ của Trung quốc đã lên tới 954,5 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ nhất trên thế giới [76, tr.8].

Về phương diện an ninh, sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là về quân sự đã có tác động tiêu cực đối với môi trường an ninh Đông Nam Á, tạo thêm cơ hội cho Mỹ trở lại Đông Nam Á về phương diện quân sự. Mục đích thật sự đằng sau quyết định trở lại Đông Nam Á về quân sự của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc, ngăn không cho Trung Quốc vươn lên vị trí cường quốc toàn cầu, có khả năng thách thức vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới hiện nay. Trong chính sách kiềm chế Trung Quốc, vị trí của Đông Nam Á trở nên đặc biệt quan trọng đối với Mỹ.

Về phương diện địa chiến lược, do nằm sát ở phía Nam Trung Quốc, Đông Nam Á có thể cung cấp cho Mỹ một vị trí để bao vây Trung Quốc về phía Nam. Cùng với việc tăng cường sự có mặt về quân sự ở Trung Á, liên minh chặt chẽ hơn với Nhật Bản về quân sự và an ninh, Đông Nam Á có thể giúp Mỹ tạo lập vành đai bao vây Trung Quốc từ phía Tây, xuống phía Nam và sang phía Đông.

Về phương diện địa- kinh tế, mặc dù kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh và liên tục trong suốt hơn 1/4 thế kỷ qua, nhưng nền công nghiệp của Trung quốc cho tới nay vẫn chỉ có khả năng sản xuất ra các sản phẩm tập trung lao động và dựa trên tài nguyên là chủ yếu. Do vậy, Trung Quốc rất cần tới nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước Đông Nam Á. Nếu Mỹ thành công trong việc lôi kéo các nứơc Đông Nam Á, họ có thể can thiệp vào các quan hệ kinh tế của các nước này với Trung Quốc. Trong một diễn tiến như vậy, kinh tế Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Dưới danh nghĩa giúp đỡ các đồng minh của Mỹ nhất là Philippines và Thái Lan để đối phó với những hoạt động khủng bố ở Đông Nam Á, Mỹ đã đưa quân trở lại Đông Nam Á. Các lực lượng như Jemaah Islamyah (JI), phong trào Aceh tự do (Indonesia), Mặt trận giải phóng Moro-MILF ở Philippines, Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani-PULO và phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan… là những lực lượng khủng bố chống đối khá mạnh có quan hệ mật thiết với tổ chức khủng bố quốc tế Al- Qaeda và Abu Sayyaf. Dưới tác động của sự mở rộng địa bàn hoạt động của chủ nghĩa khủng bố, Mỹ đã khởi động lại các quan hệ quân sự với các đồng minh trong khu vực với Thái Lan, Philippines và Australia – những đồng minh chủ chốt ngoài NATO của Mỹ. Mỹ cũng đàm phán nhằm ký kết hiệp định khung về quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh với Singapore, phối hợp tăng cường an ninh cảng biển cho Thái Lan, huấn luyện cho quân đội Philippines. Năm 2005, Mỹ đã viện trợ quân sự 30 triệu USD cho Philippines, tăng 17 triệu USD so với năm 2004. Mỹ đã nối lại chương trình hợp tác giáo dục, huấn luyện quân sự cho Indonesia, trợ giúp cảnh sát Indonesia tăng cường khả năng chống khủng bố. Mặc dù đã từ chối cho Mỹ bố trí lực lượng trên lãnh thổ, nhưng Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia đã tham gia nhiều cuộc tập trận với hải quân Mỹ [75, tr.20].

Việc Mỹ trở lại Đông Nam Á vừa tạo nên lực đẩy cho quan hệ ASEAN – Trung Quốc vừa là lực hãm đối với sự phát triển của mối quan hệ này. Với sự có mặt về mặt

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)