Kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 37)

- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt

4.Kết quả kinh doanh:

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 366.268 405.755 (+11%) 484.785 (+19,5%) 548.386 (+13%) Tổng dư nợ trước DPRR 254.192 293.937 (+16%) 339.924 (+15,6%) 391.035 (+15%) Tỉ lệ nợ xấu 2,71% 2,96% 2,90% 2,37% Lợi nhuận trước thuế 4.626 4.220 (-9%) 4.325 (+2,5%) 5.290 (+22,3%) ROA 1,13% 0,83% 0,74% 0,78% ROE 18% 13,2% 12,9% 13,8%

Từ năm 2011 đến năm 2012, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đều giảm và không

đạt kế hoạch. Nguyên nhân là do giai đoạn 2011- 2012, kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 7%, thấp nhất trong vòng 10 năm. Mặc dù vậy huy động vốn và lợi nhuận của ngân hàng đều tăng so với năm trước, tỷ lệ nợ xấu giảm. Kết quả trên đã thể hiện năng lực quản trị của ban quản trị ngân hàng BIDV nhìn chung là tốt.

Sang năm 2013, với việc lập kế hoạch hợp lý hơn, bao gồm việc chỉ giới hạn

khoảng cho các chỉ tiêu, tất cả các chỉ tiêu của ngân hàng đều đạt kế hoạch đặt ra. Bước sang năm 2013, kết quả kinh doanh của ngân hàng được cải thiện và vượt mức chỉ tiêu. Hệ số ROA và ROE đều cao hơn trung bình của khối các ngân hàng nhà nước. Vốn huy động tăng trưởng, có cấu vốn cũng chuyển dịch theo hướng gia tăng tính ổn định của nền vốn. Tín dụng tăng trưởng, chất lượng tín dụng cũng được cải thiện.

Để đạt đựơc kết quả đó từ đầu năm 2012 ngân hàng đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể: (i) Ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng; (ii) Đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh; (iii) Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tượng đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng. Ngoài ra BIDV cũng kiểm soát tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, đáp ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các công trình

trọng điểm quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chín h ph ủ.

4.1. Năm 2011:

Trước những tác động bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thị trường tiền tệ trong nước gặp không ít khó khăn, thách thức như lạm phát hai con số, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm, thị trường tiền tệ căng thẳng… Mặc dù chịu những tác động bất lợi do biến động của môi trường kinh doanh, nhưng với nỗ lực và cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn hệ thống, BIDV đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt đây cũng là năm bản lề BIDV chuyển sang mô hình cổ phần hoá.

- Tổng tài sản cuối kỳ vượt qua mốc 400.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và đứng thứ 3 trên thị trường.

- Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt, hiệu quả giúp chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỉ lệ nợ xấu thấp hơn trung bình toàn ngân hàng (3,39%) và thực hiện theo đúng mục tiêu của HĐQT (<3%).

- Tổng thu từ các hoạt động (tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối…) đều gia tăng so với 2010, đạt 15.414 tỷ đồng (tăng 24%).

- Chi phí hoạt động được kiểm soát, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro.

- Tổng huy động vốn đạt 285.581 tỷ đồng (tăng 6,8% so với 2010). Trong đó, huy động vốn từ khách hàng dân cư chiếm chủ yếu (129.204 tỷ đồng, tăng 29%), huy động vốn từ định chế tài chính cũng có kết quả tốt (67.958 tỷ đồng, tăng 18%). Tuy nhiên, huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 88.418 tỷ đồng, giảm 19% do lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hoá nguồn vốn

- Thị phần huy động vốn là 9,29%; thị phần tín dụng là 11%.

4.2. Năm 2012:

Năm 2012, những tác động bất lợi từ môi trường kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. Tuy nhiên, BIDV vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận

- Tổng tài sản tăng trưởng cao (19,5%) so với 2011, giữ vững vị trí thứ 3 về quy mô tổng tài sản trên thị trường.

- Tổng thu từ các hoạt động gia tăng, cơ cấu thu nhập được cải thiện, chi phí hoạt động được kiểm soát.

- Tổng huy động vốn đạt 360.018 tỷ đồng, tăng mạnh 74.437 tỷ đồng (+26,1%). Cơ cấu huy động theo kỳ hạn chuyển biến theo hướng tích cực hơn: tăng tỷ trọng tiền gửi trung, dài hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn.

- Tăng trưởng tín dụng tốt: 339.924 tỷ đồng (tăng 14,5%). Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất và xuất khẩu, các công trình trọng điểm của quốc gia và các doanh nghiệp nhỏ. - Thị phần huy động vốn đạt 10,12%; thị phần tín dụng đạt 11,8%; mức độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đều cao gấp đôi so với ngành.

4.3. Năm 2013:

Năm 2013, BIDV bám sát chủ trương của chính phủ, NHNN trong linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, hoàn thành cơ bản các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra. - Tổng tài sản là 548.386 tỷ đồng, tăng thêm 63.601 tỷ đồng, tương đương tăng 13% so với 2012, tiếp tục là một trong những NHTM có quy mô tổng tài sản dẫn đầu thị trường.

- Huy động vốn tăng trưởng tốt 416.726 tỷ đồng (thêm16,4% so với 2012), gồm: tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, huy động Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước; vượt chỉ tiêu đề ra năm 2013, đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống.

- Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 391.035 tỷ đồng, tăng 15% gắn liền với việc kiểm soát chặt chất lượng tín dụng.

- Thị phần huy động vốn là 9,3% và thị phần tín dụng là 11%.

- Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 19.209 tỷ đồng, tăng 15,2% so với 2012.

IV. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời E ( Earning Strength)

Qua BCTC từ các năm 2011 đến năm 2013 dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng BIDV vẫn sự tăng trưởng về mọi mặt làm lợi nhận trước thuế của doanh nghiệp tăng từ 4.220 tỷ đồng năm 2011 lên 5.290 tỷ đồng năm 2013, tức tăng 25,36% so với năm 2011, và tăng 22,3% so với năm 2012. Để có sự tăng trưởng về lợi nhuận này, trong những năm qua ngân hàng đã tăng cường công tác quản lý để giảm nợ xấu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Nhìn vào cơ cấu thu nhập của BDV ta có thể dễ dàng thấy được thu nhập chủ yếu của ngân hàng này đến từ hoạt động tín dụng.

Mức thu nhập lãi thuần luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2011 đạt 12.836 tỷ đồng, chiếm 82% tổng thu nhập,năm 2012 đạt 13.206 tỷ đồng chiểm 79,19% tổng thu nhập và năm 2013 đạt 13.950 tỷ đồng chiếm 72,62% tổng thu nhập. Nhìn chung về mặt số tuyệt đối thì Thu nhập lãi thuần vẫn có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tính trên tỷ trọnn tổng thu nhập thì lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do BIDV đang ngày càng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình để giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ là Nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng cao thứ 2. Nguồn thu này đến từ việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, bảo hiểm , hoạt động ngân quỹ, dịch vụ đại lý và các dịch vụ khác. Về mặt số tuyệt đối, nguồn thu nhập này tăng từ 2157 tỷ đồng năm 2011 lên 2467 tỷ đồng năm 2013 ( tức tăng 14,37%) nhưng tính trên tỷ trọng tổng thu nhập thì vẫn không thay đổi ở mức khoảng 11,8%. Chứng tỏ ngân hàng vẫn duy trì và giữ vững được mức thu nhập ổn định này. Cụ thể:

Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng của ngân hàng giảm gần 50% từ mức 314 tỷ đồng năm 2011 và 330 tỷ đồng năm 2012 xuống mức 162 tỷ đồng năm 2013. Sự sụt giảm này chủ yếu là do ngân hàng nhà nước đã duy trì mức tỷ giá ổn định trong những năm gần đây và đặc biệt là do việc ban hành thông tư 12/2022/TT-NHNN về

chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng làm cho nguồn thu từ hoạt động này giảm. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này chiếm tỷ trọng nhỏ do đó không gây ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn thu nhập của ngân hàng này.

Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh có xu hướng tăng qua 3 năm qua. Nếu năm 2011 thì hoạt động này không đem lại lợi nhuận, thậm chí là lỗ thì đến năm 2012 và 2013 đã được cải thiện và tăng nhanh chóng, nhất là chứng khoán đầu tư. Năm 2012 hoạt động này chỉ mang lại 85,5 tỷ đồng ( chiếm 0,51% tổng thu nhập) thì đến năm 2013 đã tăng lên 924 tỷ tức tăng gấp 10,8 lần ( chiếm 4,81%tổng thu nhập), tương tự hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh năm 2013 đạt 465,64 tỷ đồng (chiếm 2,42%) tổng thu nhập

Thu nhập từ hoạt động khác như thu nhập từ nợ xấu đã được xử lý (gốc và lãi), thu về các công cụ tài chính phải sinh, thu từ hoàn nhập dự phòng rủi ro, từ hoạt động mua bán nợ…có xu hướng tăng 606 tỷ đồng năm 2011 lên 908 tỷ đồng năm 2013 (chiếm 4,73% tổng thu nhập ). Bên cạnh đó năm 2013, ngân hàng cũng tăng cường đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết nên thu nhập từ hoạt động này cũng tăng gần gấp 3 lần năm 201, đạt 337 tỷ đồng (chiếm 1,17% tổng thu nhập).

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 37)