Ban lãnh đạo:

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 30)

- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt

1.Ban lãnh đạo:

Năng lực điều hành và định hướng của Ban lãnh đạo có tính quyết định quan trọng đến sự thống nhất và có kế hoạch trong hoạt động của ngân hàng. BIDV hiện đang được điều hành bởi Ban lãnh đạo làm việc lâu năm, hiểu rõ về chính ngân hàng BIDV cũng như có nhiều kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

1.1. Hội đồng Quản trị:

HĐQT là cơ quan quản trị của BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của BIDV không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT chịu trách nhiệm đề ra định hướng, chiến lược kinh doanh phát triển của BIDV trong năm và dài hạn; quản lý, giám sát hoạt động của Ban Điều hành theo đúng các qui định của Điều lệ BIDV.

- Năm 2011: HĐQT của BIDV gồm:

STT Họ và tên Vị trí

1 Trần Bắc Hà Chủ tịch HĐQT

2 Trần Anh Tuấn Uỷ viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc 3 Nguyễn Trung Hiếu Uỷ viên thường trực HĐQT

4 Hoàng Huy Hà Uỷ viên

5 Lê Đào Nguyên Uỷ viên

6 Nguyễn Huy Tựa Uỷ viên HĐQT kiêm Trưởng ban Kiểm soát 7 Nguyễn Khắc Thân Uỷ viên

- Năm 2012: HĐQT có tất cả 10 thành viên do có thêm 3 người tham gia là ông Phan Đức Tú, bà Lê Thị Kim Khuyên và ông Ngô Bá Lại.

- Năm 2013: Ông Trần Thanh Vân và ông Nguyễn Văn Hà trở thành thành viên HĐQT thay thế ông Nguyễn Khắc Thân và ông Ngô Bá Lại. Danh sách HĐQT gồm:

STT Họ và tên Vị trí

1 Trần Bắc Hà Chủ tịch HĐQT

2 Phan Đức Tú Uỷ viên HĐQT kiêm Tông Giám đốc

4 Nguyễn Trung Hiếu Uỷ viên

5 Hoàng Huy Hà Uỷ viên

6 Lê Đào Nguyên Uỷ viên

7 Nguyễn Huy Tựa Uỷ viên

8 Lê Thị Kim Khuyên Uỷ viên

9 Trần Thanh Vân Uỷ viên

10 Nguyễn Văn Hà Uỷ viên độc lập

1.2. Ban Kiểm soát:

Ban kiểm soát có chức năng:

- Đưa ra các quyết định độc lập cho HĐQT về tính hiệu quả của các chiến lược, chính sách, quy định và công tác quản lý rủi ro.

- Chịu trách nhiệm về các hoạt động kiểm toán nội bộ.

- Thẩm định, đánh giá các BCTC và hoạt động quản lý HĐQT.

Ban Kiểm soát có Bộ phận giúp việc và Bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của chính ngân hàng, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Năm 2011, ban Kiểm soát gồm 4 thành viên là:

STT Họ và tên Vị trí

1 Nguyễn Huy Tựa Trưởng ban Kiểm soát kiêm uỷ viên HĐQT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Trần Văn Bé Phó trưởng ban thường trực

3 Cao Cự Trí Thành viên chuyên trách

4 Nguyễn Thị Tâm Thành viên chuyên trách

- Năm 2012: Để tăng sự độc lập trong Kiểm soát nội bộ, ông Nguyễn Huy Tựa thôi giữ chức vụ Trưởng ban Kiểm soát (do ông cũng là uỷ viên HĐQT) và vị trí này được ông Trần Văn Bé đảm nhận từ 1/5/2012. Ban Kiểm soát còn lại 3 thành viên.

- Năm 2013: Cơ cấu thành viên Ban Kiểm soát vẫn giữ nguyên như năm 2012.

1.3. Ban Điều hành:

Ban Điều hành có nhiệm vụ quản lý, điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của BIDV theo chính sách, định hướng được ĐHĐCĐ và HĐQT đề ra trong từng thời kỳ; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT về các nhiệm vụ được giao.

- Năm 2011: Ban Điều hành gồm 10 thành viên là:

1 Trần Anh Tuấn Tổng giám đốc kiêm uỷ viên HĐQT

2 Phan Đức Tú Phó tổng giám đốc

3 Trần Quý Trung Phó tổng giám đốc 4 Phan Thị Chinh Phó tổng giám đốc 5 Trần Thanh Vân Phó tổng giám đốc 6 Phạm Quang Tùng Phó tổng giám đốc 7 Quách Hùng Hiệp Phó tổng giám đốc

8 Phạm Đức Ấn Phó tổng giám đốc

9 Trần Lục Lang Phó tổng giám đốc

10 Tạ Thị Hạnh Kế toán trưởng

- Năm 2012: Ông Trần Anh Tuấn và ông Trần Quý Trung thôi giữ chức vụ tại Ban Điều hành. Thay vào đó, ông Phan Đức Tú được bổ nhiệm Tổng giám đốc. Ngoài ra, ông Trần Xuân Hoàng và ông Trần Phương trở thành Phó tổng giám đốc.

- Năm 2013: Tiếp tục có 2 sự thay đổi các Phó tổng giám đốc: ông Đoàn Ánh Sáng và ông Lê Kim Hoà thay cho ông Trần Thanh Vân và ông Phạm Quang Tùng.

Như vậy, trong 3 năm trở lại đây, Ban lãnh đạo của BIDV có một số thay đổi đem lại những đổi mới cho điều hành BIDV, tuy nhiên các vị trí quan trọng vẫn được giữ nguyên tạo sự liền mạch, thống nhất trong quản trị ngân hàng để thực hiện những mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 30)