VI- Nhóm chỉ tiêu về mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S Sensitivity to Market risk)
2- Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt động của mình, chiến lược
1.2. Rủi ro giá chứng khóan
Năm 2011 2012 2013
Chứng khoán kinh doanh 1.039,50 4.104,91 1.557,98
Chứng khoán đầu tư 31.683,52 48.964,82 68.072,44
Lãi (lỗ) thuần từ mua bán CK kinh doanh -211,304 54,507 465,641 Lãi (lỗ thuần từ mua bán CK đầu tư -206,446 -27,961 924,391
( Đơn vị : tỉ đồng)
- 2011-2012: Nửa đầu 2012, thị trường bứt phá như một lò xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của năm 2011.đến quý III, thị trường gặp khá nhiều cú sốc, cụ thể như nợ xấu tăng cao (10% thay vì 4% như các nhtm công bố), vụ bầu Kiên bị bắt cùng nhiều cán bộ chủ chốt của ACB. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp, bị cắt margin khiến thị trường gần như lao dốc không phanh. Tuy nhiên dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012 vẫn có một kết thúc khá đẹp. cụ thể, giá trị các khoản mục chứng khoán kinh doanh và đầu tư tăng mạnh, cùng với đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng từ -211,304 lên 54,507 tỉ đồng, lãi (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh từ -206,466 lên -27,961 tỉ đồng, chứng tỏ ngân hàng đã nắm bắt được những cơ hội từ thị trường, tạo cho mình những danh mục đầu tư tốt để có thể đối phó với những diễn biến thị trường.
-2012-2013: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan so với 2012. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên
13% so với cuối năm 2012. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Thêm nữa, cầu tín dụng trong giai đoạn này giảm nên tạo điều kiện cho chứng khoán phát triển. Điều đó được thể hịên rõ ràng trong báo cáo tài chính của BIDV, cụ thể là, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh từ -27,961 năm 2012 đến 924,391 tỷ đồng năm 2013.
2011 2012 2013
Tổng Tài sản (tỷ VNĐ)
405.755 484.784,56 548.386,08
Lợi nhuận trước thuế TNDN ( tỷ VNĐ) 4.220 4.325 5.209 Tỷ lệ chia lợi tức cổ phần 10,8% 8,5% Đơn vị : Tỉ đồng
Năm 2012,Theo kết quả của thanh tra thuế, lợi nhuận năm 2012 của Ngân hàng về cơ bản không thay đổi nhưng có sự điều chỉnh giữa 2 niên độ: trước cổ phần hóa ( từ 01/01 – 30/04/2012) và sau cổ phần hóa ( từ 01/5 – 31/12/2012). Theo đó kết quả lợi nhuận của BIDV 4 tháng đầu năm tăng khỏang 400 tỷ đồng, tương ứng với kết quả 8 tháng cuối năm giảm 400 tỷ đồng. Trong khi đó BIDV xây dựng kế họach chi trả cổ tức 11.7 % tương ứng với lợi nhuận năm 2012 là 4200 tỷ đồng khi chưa có kết quả Thanh tra thuế với mức kế họach lợi nhuận 8 tháng cuối năm là 3700 tỷ đồng. Do đó với mức giảm lợi nhuận 8 tháng cuối năm như trên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức với cổ đông , từ mức cam kết 11,7 % / năm xuống 10.8 % / năm
Năm 2013, HĐQT trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức 2013 tỷ lệ 8,5% vốn điều lệ,tương đương 2.389 tỷ đồng. Trong số 8,5% này có 2,1% bằng tiền mặt và 6,4% là bằng cổ phiếu.
Rủi ro về giá chứng khoán phát sinh từ những chứng khoán do BIDV nắm giữ. BIDV theo dõi các chứng khoán trong danh mục đầu tư dựa trên các chỉ số thị trường và các khoản đầu tư trọng yếu trong danh mục đầu tư đều được quản lý riêng rẽ. Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư của BIDV bị ảnh hưởng bởi rủi ro giá
thị trường phát sinh từ sự không chắc chắn về những biến động của giá thị trường tương lai của các chứng khoán này.
Phương pháp quản lý rủi ro giá chứng khoán vốn mà ngân hàng đã và đang áp dụng hiện nay là đa dạng hóa danh mục đầu tư kết hợp với thận trọng trong việc lựa chọn các chứng khoán đầu tư trong hạn mức quy định.