Chỉ tiêu Trích lập dự phòng rủi ro/ nợ xấu

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 27)

- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt

1.4Chỉ tiêu Trích lập dự phòng rủi ro/ nợ xấu

3. Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV

1.4Chỉ tiêu Trích lập dự phòng rủi ro/ nợ xấu

Năm 2011 BIDV đã trích lập dự phòng 4542 tỷ đồng, chiếm 64,5% tổng nợ xấu. Trong năm 2013, BIDV đã sử dụng khoảng 6.134 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu, đồng thời trích lập thêm gần 6.500 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 80% so với 2012), qua đó nâng tỷ lệ LLC từ 64% lên 85%. Tỷ lệ trích lập dự phòng/ nợ xấu của năm 2012 đạt 59,14%, năm 2013 đạt 89,87%.

Hình 9: Mức trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng 2012 – quí 1/ 2014

Năm 2014, hầu hết các ngân hàng đều tăng cường mức trích lập dự phòng rủi ro theo tình thần thông tư 09 của NHNN sửa đổi bổ sung thông tư 02/ 2013/NHNN

Trong nửa đầu năm 2014, BIDV giữ vị trí quán quân với 2.880 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, 10% so với cùng kỳ một năm trước, chiếm hơn 80% tổng nợ xấu của ngân hàng này.

Như vậy ta có thể thấy dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi nhưng ngân hàng vẫn tăng cường mức trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro do tác động của nợ xấu mang lại.

2. Chất lượng danh mục đầu tư

II.1 Chất lượng danh mục đầu tư chứng khoán

BIDV tập trung vào đầu tư chứng khoán bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Trong đó chứng khoán nợ chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu đầu tư vào chứng khoán chính phủ, năm 2011 chiếm 96%, năm 2014 chiếm 98,3%, về số tuyệt đối tăng gấp 2 lần từ năm 2011 đến năm 2014.

Trong khi chứng khoán nợ có xu hướng tăng nhanh thì chứng khoán vốn có xu hương giảm nhẹ qua các năm, từ mức 1.205 tỷ đồng xuống mức 1.032 tỷ đồng, được đầu tư chủ yếu vào các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành. Sự tăng trưởng trong danh mục đầu tư chứng khoán là an toàn vì các chứng khoán nợ do chính phủ phát hành thì hầu như không có rủi ro.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 27)