- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt
1) Phân tích ROA
ROA= = Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 0,1154 0,1087 0,0831 0,0827 0,079 0,0561 0.0104 0,0105 0,0136
0,0205 0,0179 0.0178
0,0118 0.0127 0,0126
0,0026 0,0023 0,0024
ROA 0,0082 0,0073 0,0078
• Giai đoạn 2011-2012
ROA có xu hướng giảm từ 0,82% xuống 0,73% chủ yếu do thu nhập lãi trên tài sản bình quân giảm. Giai đoạn này nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có xu hướng chậm lại (từ mức b.nh quân 7,9% giai đoạn 2002-2007 xuống c.n 5,88% giai đoạn 2008-2012). Theo cảnh báo của các chuyên gia trong và ngoài nước, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, theo chiều hướng suy giảm và sẽ có tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế (tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước) đặt ra thách thức rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội. Thách thức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế là khách hàng của BIDV và chính BIDV. Bên cạnh đó, cảnh báo nguy cơ lạm phát tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - x. hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Những diễn biến phức tạp của chỉ số giá cả cũng gây nhiều bất ổn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng.
Bên cạnh đó lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh so với năm 2011
- Trong năm 2012, ngân hàng đã 9 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng thời các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được NHNN điều chỉnh giảm đến 5% làm cho chi phí lãi vay cũng như thu nhập về lãi vay của ngân hàng trên tổng tài sản bình quân giảm.
- Thu nhập phi lãi trên tổng tài sản tăng nhẹ , chi phí phi lãi được giảm đáng kể.Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy hoạt động dịch vụ của BIDV được thực hiện hiệu quả
Năm 2012 thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh đạt 787 tỷ, giảm 3,5% so với năm 2011. Đây là dòng sản phẩm có nguồn thu lớn nhất của BIDV, tuy nhiên nhóm khách hàng doanh nghiệp truyền thống - đặc biệt là khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, thủy hải sản hiện đang gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ kết quả kinh doanh năm 2012 của dòng sản phẩm này. Hoạt động thanh toán đạt 787 tỷ giảm 10% so với năm 2011 tuy nhiên dịch vụ thẻ tăng trưởng 43% so với năm 2011, đạt 101 tỷ đồng. Bên cạnh đó các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư có lãi so với lỗ năm 2011
- Mức phân bổ dự phòng trên tổng tài sản của ngân hàng tăng do năm 2012 ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng2,49% từ 4220 tỷ đồng lên 4325 tỷ đồng đã làm cho thuế TNDN của ngân hàng tăng lên. Trong khi đó tổng tài sản tăng từ 405.755 tỷ đồng năm 2011 lên 484.784 tỷ đồng năm 2012. Tốc độ tăng của thuế TNDN nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản. Sự thay đổi này dẫn đến tỷ lệ thuế
TNDN trên tổng TSbq giảm, làm tăng ROA, tuy nhiên mức tăng này không đáng kể.
• Giai đoạn 2012-2013
Ở giai đoạn này ROA đã được cải thiện, có chiều hướng tăng từ 0,73% lên 0,78% nguyên nhân là do:
- Mức lãi suất huy động và cho vay giảm so với năm trước làm tăng quy mô tín dụng tuy nhiên làm cho tỷ lệ thu nhập lãi và chi phí lãi trên tổng tài sản giảm. Mức giảm của tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản cao hơn chi phí lãi trên tổng tài sản nên đã góp phần làm giảm ROA
- Thu nhập phi lãi lại tăng cao do dịch vụ bảo lãnh tăng trưởng 14% (đạt 894 tỷ đồng), dịch vụ thanh toán tăng trưởng 13%( đạt 890 tỷ đồng), dịch vụ thẻ tăng trưởng 32%, thu phí dịch vụ ròng tăng 14,5% (đạt 272 tỷ đồng)… Chi phí phi lãi tăng về số tuyệt đối nhưng so với tài sản bình quân thì tỷ lệ này lại giảm nhẹ. Cho thấy ngân hàng đã nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý tốt về chi phí góp phần tăng ROA.
- Năm 2013, BIDV cũng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ mức 3521 tỷ đồng năm 2012 lên 6.482 tỷ đồng, đây là mức trích lập cao nhất trong các ngân hàng về số tuyệt đối. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng tăng làm cho thuế TNDN tăng, và tốc độ tăng của thuế TNDN lớn hơn tốc độ tăng của TS làm cho tỷ lệ thuế TNDN trên tổng TS tăng nhẹ từ mức 0,0023 lên 0,0024.
Nhìn vào biểu đồ này ta thấy trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng ROA của ngân hàng đang có dấu hiệu suy giảm, từ 1,09% năm 2011 xuống 0,55% năm 2013. Trong năm 2011 và 2012 tuy mức độ tăng trưởng ROA của BIDV không bằng trung bình ngành nhưng đến năm 2013 đã được cải thiện rõ rệt. Dù cho các ngân hàng khác vẫn tiếp tục suy giảm ROA nhưng ngân hàng này đã có dấu hiệu phục hồi, nâng mức ROA cao hơn năm trước và cao hơn trung bình ngành.