- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt
6. Kiểm soát chi phí:
* Chi phí lãi và các chi phí tương tự:
Chi phí lãi và các chi phí tương tự bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và các chi phí hoạt động tín dụng khác. Số liệu của các khoản mục trên trong 3 năm 2011, 2012, 2013 như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Trả lãi tiền gửi (25.609.275) (26.354.160) (23.372.115)
Trả lãi tiền vay (4.915.373) (5.459.734) (3.653.553)
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá (1.311.032) (1.264.688) (1.903.286) Chi phí hoạt động tín dụng khác (82.475) (23.903) (51.116)
Tổng (31.918.155) (33.102.485) (28.980.070)
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
Các chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay đều tăng năm 2012 sau đó giảm vào năm 2013, trong khi đó, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí hoạt động tín dụng khác lại giảm vào 2012 và tăng vào 2013 do ngân hàng đã tăng cường huy động vốn.
* Chi phí hoạt động dịch vụ:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Hoạt động thanh toán (39.079) (42.806) (52.741)
Hoạt động ngân quỹ (62.636) (75.972) (90.357)
Bưu điện, viễn thông (55.174) (60.295) (63.544)
Dịch vụ đại lý (426) (61.593) (85.116)
Hoạt động bảo hiểm (382.723) (283.084) (341.976)
Dịch vụ khác (116.177) (92.175) (219.076)
Tổng (656.215) (615.925) (852.810)
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
Các chi phí hoạt động hầu hết đều tăng khá cao từ 2011 đến 2013(chỉ có hoạt động bảo hiểm và dịch vụ khác năm 2012 giảm so với 2011, tuy nhiên đến 2013 chi phí các hoạt động này tăng trở lại). Tăng mạnh nhất trong các hoạt động dịch vụ là dịch vụ đại lý khi tăng từ 426 lên 61.593 năm 2012 và 85116 vào năm 2013 do BIDV đã đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ đại lý của mình, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu… từ 2012 (hiện nay BIDV có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1600 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại trên 125 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đó đều là những ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó).
* Chi phí hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối:
Năm 2013 là năm đầu tiên BIDV triển khai hoạt động kinh doanh vàng miếng do NHNN cấp phép. Đồng thời, BIDV cũng cung cấp gói sản phẩm đi kèm và hỗ trợ cho hoạt động mua bán vàng miếng như Cho thuê két hay Dịch vụ bảo quản (tài sản quý, giấy tờ có giá và tài liệu quan trọng). Do vậy trong Báo cáo tài chính năm 2013 đã ghép kinh doanh vàng và ngoại hối vào 1 mục là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối. Chi tiết về chi phí hoạt động này như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay (457.744 (218.335) (626.310) Chi về các công cụ tài chính phái sinh (133.533 (149.420) (922.098)
tiền tệ
Chi về kinh doanh vàng _ _ (441)
Tổng (591.277 (367.755) (1.548.849)
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
* Chi phí mua bán chứng khoán:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chi phí mua bán chứng khoán kinh doanh
(51.441) (163.853) (206.465) Trích/hoàn nhập dự phòng chứng
khoán kinh doanh
(191.351) 95.287 95.036
Chi phí mua bán chứng khoán sẵn sàng để bán
(17.059) (10.989) (25.924) Trích/hoàn nhập dự phòng chứng
khoán sẵn sàng để bán
(215.153) 94.810 54.843
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
Năm 2011, chi phí mua bán chứng khoán và trích dự phòng chứng khoán cao (gần 300tỷ đồng) trong khi thu nhập từ mua bán chứng khoán thấp đã khiến BIDV bị lỗ lớn khi mua bán chứng khoán (hơn 400 tỷ đồng). Năm 2012, tình hình đã dần được cải thiện hơn do chi phí mua bán chứng khoán giảm hơn, thu nhập tăng thêm và bổ sung thêm phần hoàn nhập. Đến năm 2013, do hoạt động mua bán chứng khoán của BIDV có kết quả tốt đã đem lại khoản thu nhập rất cao, cùng với đó là việc hoàn nhập dự phòng nên dù chi phí mua bán chứng khoán trong năm này đã tăng mạnh so với các năm trước nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn trong hoạt động này.
* Chi phí hoạt động khác:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chi về các công cụ tài chính phái sinh khác
(310.361) (246.678) (311.077) Chi hỗ trợ công tác xã hội (108.626) (116.278) (199.764)
Chi về hoạt động kinh doanh khác (173.857) (224.340) (405.870)
Tổng (592.844) (587.305) (916.711)
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
Các hoạt động khác có chi phí nhìn chung đều tăng từ 2011 đến 2013, tuy nhiên chi phí bỏ ra vẫn nhỏ hơn thu nhập nên ngân hàng vẫn có được những khoản lãi (tăng mạnh nhất trong năm 2013)
* Chi phí hoạt động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chi phí nhân viên (3.774.786) (3.797.916) (4.026.930)
Chi phí khấu hao và khấu trừ (524.281) (488.623) (454.074)
Chi phí thuế khác và phí (63.339) (38.684) (34.504)
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, lễ tân, khánh tiết
(681.474) (966.794) (996.303)
Chi phí quản lý chung (618.080) (633.966) (701.787)
Chi phí về tài sản (306.726) (75.749) (399.342)
Chi phí thuê văn phòng (442.346) (503.667) (531.650)
Chi phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng
(133.459) (179.992) (248.738) Chi phí dự phòng rủi ro khác (1.928) (63.224) (43.151) Chi phí dự phòng đầu tư tài chính (106.060) (112.153) _
Tổng (6.652.479) (7.096.239) (7.436.479)
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
BIDV là một ngân hàng lớn nên các chi phí hoạt động rất tốn kém. Cùng với đó là việc mở rộng phạm vi và các hoạt động kinh doanh cũng khiến cho BIDV phải tuyển thêm công nhân viên, tăng các hoạt động quảng cáo tiếp thị, mua thêm tài sản và thuê thêm nhiều văn phòng (để mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch). Vì vậy, chi phí hoạt động ngày càng cao từ 2011 đến 2013.
* Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng:
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (4.542.126) (5.603.666) (6.842.462)
(theo phần Thuyết minh của các Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012, 2013)
Trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn, nợ xấu luôn là vấn đề lớn của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là cần thiết để giúp bảo đảm an toàn tín dụng. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng tăng như trên cũng làm giảm đi phần lợi nhuận cuối kỳ của ngân hàng.