Chiến lược kinh doanh:

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 32)

- Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt

2.Chiến lược kinh doanh:

Chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược là:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp uỷ quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan toả của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

2.1. Năm 2011:

Năm 2011 là năm đầu triển khai kế hoạch chiến lược 5 năm (2011-2015) và Đề án tái cơ cấu 3 năm giai đoạn 2010-2012 của BIDV. Một số hoạt động nổi bật trong năm là: - Tích cực chuẩn bị cổ phần hoá ra mắt lần đầu trước công chúng vào cuối năm. - Thực hiện chiến lược chiến lược chuyển hướng sang ngân hàng bán lẻ, tăng cường huy động vốn trong dân cư.

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, điều hành lãi suất theo đúng chỉ đạo của NHNN. - Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí: triệt để tiết kiệm chi phí hoạt động.

- Thành lập công ty Đầu tư Quốc tế để thống nhất hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư cho Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt.

- Đưa vào các hình thức Internet Banking, Mobile Banking theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời mở rộng thêm mạng lưới hoạt động.

2.2. Năm 2012:

BIDV chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước chi phối. Việc hoàn thành quá trình bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) và tổ chức thành công ĐHĐCĐ lần thứ nhất vào cuối năm 2011 tạo tiền đề để BIDV thực hiện các kế hoạch sau cổ phần hoá với các mục tiêu:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của BIDV trên thị trường, đảm bảo tăng cường chất lượng và hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động.

+ Nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro đáp ứng các nguyên tắc Basel 2.

+ Nâng cao đời sống cán bộ nhân viên sau cổ phần hoá, đáp ứng lợi ích của các nhà đầu tư.

+ Trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín dụng tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế.

Các hoạt động chính trong năm này là:

- Triển khai nghị quyết 13 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; tuân thủ các chỉ đạo, giải pháp của NHNN, tích cực hỗ trợ

các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và các ngân hàng thiếu thanh khoản.

- Tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phát triển mạng lưới hoạt động hiện đại.

- Ưu tiên huy động vốn, tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đồng thời đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo an toàn thanh khoản, các tỷ lệ an toàn hệ thống.

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng chặt chẽ, thận trọng đến từng quý, tháng; tăng trưởng tín dụng gắn với đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát rủi ro.

- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng, đảm bảo tiến độ chất lượng các hoạt động kỷ niệm 55 năm thành lập.

2.3. Năm 2013:

Một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kế hoạch kinh doanh là:

- Thực hiện phương án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2013-2015: tăng cường giám sát, tái cấu trúc hoạt động các công ty con, đơn vị liên doanh, công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính và công ty bảo hiểm.

- Tiếp tục phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Kiểm soát, điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với nền vốn huy động.

- Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu trên mọi mặt hoạt động, lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính, chất lượng, hiệu quả hoạt động.

- Thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng (hỗ trợ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, xoá nhà tạm, cứu trợ thiên tai, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình Camel để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV (Trang 32)