Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 83)

III. Mức độ hài lòng của khách hàng

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

4. Giới thiệu cho những người khác

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Qua đánh giá thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ trong những năm qua, nhận thấy mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh còn thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Mức độ sử dụng vốn trung, dài hạn của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả, Chi nhánh đã phải dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn. Chi nhánh cần có sự xem xét và cân nhắc về an toàn vốn trung, dài hạn để hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh đều giảm qua các năm, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (do hoạt động cho vay chủ yếu là ngắn hạn). Trong đó, dư nợ trung và dài hạn hầu hết là các doanh nghiệp, là những khách hàng lâu năm cho nên đôi khi vì quá thân quen mà trong khâu thẩm định cho vay Chi nhánh đã bỏ qua nhiều bước, diễn ra nhanh chóng, đơn giản, nên chất lượng thẩm định chưa cao, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản cho vay. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải thận trọng hơn, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay. Dư nợ trung và dài hạn bằng nội tệ vẫn chưa đạt hiệu quả đang giảm dần qua từng năm.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung và dài hạn đang có sự sụt giảm trong khi đó chi phí cho nguồn vốn trung và dài hạn lại rất lớn. Điều này đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp kịp thời, hiệu quả đối với nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tăng nguồn thu nhập, năng lực tài chính của Ngân hàng trong thời gian tới.

- Doanh số thu nợ cũng như tỷ lệ thu hồi nợ trung và dài hạn giảm cho thấy công tác thu hồi nợ trung, dài hạn chưa thực sự được đẩy mạnh, tăng nguy cơ việc vốn bị ứ đọng hay chiếm dụng trong thời gian dài.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của Chi nhánh của năm 2013 mặc dù đã giảm đi so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao 1.858%, trong các khoản nợ chưa đến hạn vẫn còn một số khoản có khả năng phát sinh nợ quá hạn. Đó là những khoản nợ mà người vay thanh toán không đúng kế hoạch, kỳ hạn của khoản vay thay đổi, yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả.

- Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng đang có xu hướng tăng lên qua các năm, một số khoản nợ khó đòi đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro. Mặc dù đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ nhưng chi nhánh chưa kiên quyết xử lý để thu hồi những khoản nợ này. Đây là dấu hiệu không tốt của hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nợ xấu ở mức cao báo hiệu khả năng mất vốn của Ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, an toàn của ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Về phía ngân hàng

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Phú Thọ không có nhiều nguồn vốn trung, dài hạn và cũng rất khó huy động vốn trung, dài hạn do lãi suất cho vay trung, dài hạn còn ở mức cao nên không thể cung cấp vốn trung, dài hạn theo yêu cầu của DN, nhất là khi cân nhắc xét duyệt khoản vay cho DN có năng lực tài chính yếu kém. Đôi lúc cơ chế tín dụng giữa NHCT Việt Nam với Chi nhánh quá chặt chẽ, ít linh hoạt làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trung, dài hạn của Chi nhánh.

Việc giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ là do trong năm qua Chi nhánh chú trọng phát triển một số cho vay cầm cố chứng khoán và một số hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn. Ngoài ra, một số dự án trung và dài hạn Chi nhánh mới đang tiến hành thẩm định, một số dự án sang năm sau mới bắt đầu giải ngân. Việc thẩm định một dự án cho vay trung và dài hạn phức tạp và kéo dài hơn so với một dự án ngắn hạn.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung, dài hạn giảm do chi phí huy động vốn trung, dài hạn vẫn cao, đặc điểm của nguồn vốn trung, dài hạn có độ rủi ro lớn đòi hỏi Chi nhánh phải trả một khoản lãi tương xứng cho người gửi tiền, thêm vào đó trong tình trạng nền kinh tế luôn biến động, lạm phát đẩy chi phí huy động lên cao. Đòi hỏi Chi nhánh cần phải có biện pháp tăng cường huy động nguồn vốn ổn định, có tính bền vững nhằm tăng doanh thu, hạ chi phí, nâng cao năng lực tài chính của Chi nhánh trong thời gian tới.

Trong công tác thu hồi nợ trung và dài hạn hệ thống thanh toán của Chi nhánh chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và kịp thời các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc yêu cầu hay thỏa thuận khách hàng chuyển doanh thu bán hàng về tài khoản tiền gửi mở tại Chi nhánh là không thực tiễn, vì thế khó kiểm soát được dòng tiền của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng cố ý không trả nợ vay, chiếm dụng vốn để sử dụng vào mục đích khác, hầu như chưa có biện pháp nào hữu hiệu để chủ động ngăn chặn.

Nợ quá hạn qua các năm với số lượng lớn như vậy là do trong những năm qua cùng với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, nên có rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán thua lỗ, dẫn tới tình trạng phá sản, làm cho nhiều người mất việc làm, kinh doanh của các khách hàng cũng bị ảnh hưởng, phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu tăng đây là do Chi nhánh đang mở rộng hoạt động cho vay của mình, doanh số cho vay tăng cao nên dư nợ cũng tăng lên qua từng năm bao gồm cả nợ xấu.

Hình thức cho vay trung, dài hạn chưa phong phú: Muốn phát triển hoạt động cho vay và nâng cao doanh số cho vay, Ngân hàng cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức cho vay trung và dài hạn cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu vay của từng khách hàng.

b. Về phía khách hàng

Do sự biến động không ngừng nền kinh tế trong nước, các tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương cũng bị ảnh hưởng khá lớn. Sản phẩm sản xuất không tiêu

thụ được, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ cũng giảm sút mạnh, nên không đủ nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

Nhiều cá nhân, tổ chức lập các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh không xác thực, nhằm chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích, hoặc cố tình kéo dài thời gian sử dụng vốn dù đủ khả năng trả nợ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 83)