Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 102)

III. Mức độ hài lòng của khách hàng

3.2.5.Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

4. Giới thiệu cho những người khác

3.2.5.Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Thẩm định tài chính là phương diện quan trọng nhất trong công tác thẩm định dự án đầu tư, chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án quyết định hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, công tác này ở Chi nhánh còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Bên cạnh các nguyên nhân như trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu, thông tin khách hàng cung cấp bị sai lệch... thì phương pháp thẩm định cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng công tác thẩm định dự án chưa cao.

Hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ trong công tác thẩm định đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần chú ý ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về kinh doanh, về dự án vay, thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả, khả năng vay trả.

Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế, tính toàn nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho vay vốn, ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở tính toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay mà ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưa đủ mà điều kiện quan trọng là: trả nợ bằng nguồn vốn

nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào?

Để làm tốt công tác thẩm định dự án, Chi nhánh cần thực hiện tốt những nội dung sau:

- Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin, các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích, muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh, đối chiếu. Hiện nay các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân doanh nghiệp vay vốn, từ hồ sơ lưu trữ của ngân hàng, từ các bạn hàng của chính doanh nghiệp, từ trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước hoặc từ thông tin đại chúng…Nói chung nguồn thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để có thể thu thập lượng thông tin nhiều, nhanh , với tốc độ cao thì ngân hàng phải thu nhập thông tin một cách thường xuyên. Đồng thời ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập thông tin để lượng thông tin thu thập hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực. Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ, khi nào cần có thể có được ngay.

- Tiến hành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, ngân hàng có thể quy định đối với những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên trách thẩm định sẽ toàn diện hơn và bao quát hơn.

- Nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng, Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng, mở các khóa học để phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như của các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn bản hướng dẫn về hạch toán trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 102)