III. Mức độ hài lòng của khách hàng
4. Giới thiệu cho những người khác
3.1.2. Phương hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ
Nam, Chi nhánh Phú Thọ
3.1.2.1. Phương hướng chung đối với hoạt động cho vay
Năm 2014, mở ra nhiều thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và được dự báo là một năm khó khăn đối với ngành Ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, kinh tế thế giới suy thoái, hoạt động của các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, cùng với sự biến động của tỷ giá, sự chênh lệch lãi suất đầu vào giảm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. Điều đó tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ .
Hiện nay, hoạt động cho vay được chú trọng và ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay,và cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra sẽ tạo ra sự phân công lao động mới, lao động nông nghiệp nông thôn giảm, lao động công nghiệp khu vực đô thị
tăng. Từ đó định hướng giải pháp trong Ngân hàng cũng phải điều chỉnh cho phù hợp đó là:
+ Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ sản xuất kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu về vốn. Mạnh dạn đầu tư hộ sản xuất kinh doanh trong thôn xóm có nhu cầu đầu tư đúng, có năng lực sản xuất kinh doanh, dự án, phương án khả thi.
+ Bám sát vào chương trình định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế làng nghề, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Cán bộ ngân hàng, nhất là đội ngũ cán bộ cho vay hộ sản xuất cần phải tinh thông nghiệp vụ, am hiểu sản xuất kinh doanh của hộ, tham gia tư vấn, giúp hộ sản xuất trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
+ Xây dựng ngân hàng đa năng, thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân, đặc biệt là hộ sản xuất
3.1.2.2. Phương hướng cụ thể đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Phú Thọ
- Chủ động linh hoạt nắm bắt thông tin thị trường trong nước và quốc tế, bám sát văn bản chỉ đạo từng thời kỳ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn theo đúng định hướng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường công tác quản lý khách hàng, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng, đảm bảo cho vay đúng mục đích, tuân thủ quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Mở rộng khách hàng mới có tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định từ các ngân hàng khác và doanh nghiệp mới thành lập, đi đôi với tiếp tục mở rộng cho vay hộ sản xuất, cho vay khách hàng cá nhân. Phát triển khách hàng mới phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, an toàn, hiệu quả, bền vững. Đối với các dự án lớn, lựa chọn dự án có tính khả thi cao, hiệu quả chắc chắn, đáp ứng được các điều kiện tín dụng của ngân hàng, thực hiện
cho vay đồng tài trợ nhằm hạn chế rủi ro. Phấn đấu quy mô tăng trưởng tín dụng tại chỗ ở mức trung bình tiên tiến so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Đẩy mạnh chào bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác kèm theo sản phẩm tín dụng như bảo hiểm, hoán đổi lãi suất,... Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn (đặc biệt là cho vay ngoại tệ)
- Tiếp tục chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn, tạo điều kiện cho các khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có sự hợp tác tích cực và thực hiện nghiêm túc việc trả nợ với ngân hàng. Hạn chế tối đa việc phát sinh nợ nhóm 2 (kể cả nợ quá hạn dưới 10 ngày) và không để phát sinh nợ xấu.
- Thường xuyên phân tích đánh giá khách hàng, bám sát tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, đôn đốc trả nợ gốc, lãi đến hạn. Đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng/ khoản vay để quyết định tín dụng an toàn, hiệu quả. Rút giảm nhanh dư nợ và tiến tới chấm dứt quan hệ với khách hàng yếu kém.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản trị hoạt động tín dụng ngắn hạn, quản trị rủi ro tín dụng ngắn hạn phù hợp với thực trạng hoạt động của ngân hàng và định hướng chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
- Bám sát các định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, của địa bàn được phân công, tích cực, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có hiệu quả để mở rộng đầu tư.
- Mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn, xây dựng các cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN và nguồn lực của ngân hàng.
- Nghiên cứu, phát triển, triển khai các sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh cao, tăng cường công tác tiếp thị, tối đa hóa khả năng bán hàng của toàn hệ thống.
- Mở rộng quy mô tín dụng ngắn hạn, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Đẩy mạnh huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ
- Thực hiện chính sách khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn. Thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất cho các khách hàng chiến lược.
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Nâng cao vai trò gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và tư tưởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của Ngân hàng.
- Chấn chỉnh các mặt yếu kém trong hoạt động cho vay, xử lý nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn, nợ đang theo dõi ngoại bảng, giảm tỷ lệ nợ xấu. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, xử lý các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, thu hồi nợ cho đơn vị, giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
- Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ và ngăn chặn các hành vi, vi phạm quy định và vi phạm pháp luật.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.