Xây dựng chính sách cho vay và thu nợ hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 94)

III. Mức độ hài lòng của khách hàng

3.2.2.Xây dựng chính sách cho vay và thu nợ hiệu quả

4. Giới thiệu cho những người khác

3.2.2.Xây dựng chính sách cho vay và thu nợ hiệu quả

Xây dựng chính sách cho vay và thu nợ nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Trong thời gian tới ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ sẽ mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn, để đảm bảo chất lượng cho những khoản vay này thì chính sách cho vay và thu nợ của Chi nhánh cũng cần được hoàn thiện và hiệu quả hơn nữa và tập trung vào một số vấn đề sau:

Trước hết, một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại Chi nhánh dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách cho vay gồm các yếu tố:

- Báo cáo mục tiêu và chiến lược tín dụng, chiến lược tín dụng cần hoạch định cơ cấu cho vay trung và dài hạn giữa các ngành nghề, đối tượng khách hàng khác nhau…

- Phân định rõ quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng. Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải

quyết một hồ sơ cho vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình.

- Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ nhận hồ sơ và hẹn khách hàng thời hạn giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro, xếp hạng để định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay.

Tiếp theo, thiết kế chính sách và mô hình, mở rộng và đẩy mạnh các loại hình cho vay của Chi nhánh, tạo lập những hình thức dịch vụ mới để tăng thêm thị phần, doanh lợi và tạo được sự phong phú, đa dạng về sản phẩm cho vay, các hình thức phục vụ theo đúng chức năng của NHTM.

- Chi nhánh nên thu nhỏ việc cho vay đối với các món vay nhỏ có giá trị thấp vì địa bàn rộng, khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao.

- Tránh tình trạng vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân.

- Giới thiệu các hình thức tín dụng vốn có của Chi nhánh và tận tình tư vấn cho khách hàng để khách hàng có thể lực chọn phương thức tín dụng phù hợp nhất.

- Mở rộng quy mô cho vay như: sử dụng cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà, tiêu dùng, du học, xuất khẩu lao động,…

- Trước khi cho vay cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình tín dụng, phân tích mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng,… Chỉ thật sự cho vay đối với các dự án khả thi và có khả năng hoàn trả nhanh nhất. Để làm được điều đó cán bộ tín dụng cần khảo sát địa bàn, thẩm định và đưa ra những kết luận trung thực nhất về dự án đầu tư.

- Đối với khách hàng tốt: có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, Chi nhánh nên ưu tiên, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để

động viên khuyến khích họ. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt.

- Đối với khách hàng trung bình: Chi nhánh nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và khuyến khích họ để trở thành khách hàng tốt.

Cuối cùng, nghiêm túc thực hiện quy trình thu hồi nợ

Thứ nhât, đôn đốc thu hồi nợ và nợ lãi khi đến hạn:

Khi gần đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ, tổng số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và nợ lãi), ngày đến hạn trả trình trưởng (phó) phòng ký duyệt và gửi một bản sao thông báo về thời hạn trả nợ cho bộ phận kế toán theo dõi, phối hợp thu nợ đúng hạn. Nếu khách hàng có dấu hiệu trì hoãn trả nợ thì phải có phương án xử lý kịp thời. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan, khách hàng có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét thẩm định nhu cầu thực tế và có báo cáo trưởng (phó) phòng.

Thứ hai, thực hiện thu nợ:

Đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phối hợp cùng bộ phận kế toán, bộ phận quỹ để thực hiện thu nợ. Cán bộ tín dụng thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của khách hàng, lưu hồ sơ đồng thời thực hiện việc ghi chép trên phiếu theo dõi trên hợp đồng đính kèm hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, chuyển nợ quá hạn:

Quá ngày đến hạn trả nợ (nợ gốc và nợ lãi) mà khách hàng không trả được hay trả không đủ, cán bộ tín dụng phối hợp cùng bộ phận kế toán thực hiện việc chuyển nợ quá hạn đồng thời với việc chuyển nợ quá hạn cán bộ tín dụng thảo công văn gửi khách hàng. Thông báo về việc chuyển nợ quá hạn và trình trưởng (phó) phòng tín dụng ký duyệt. Ngoài các thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn, thông báo chuyển nợ quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo của Chi nhánh nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Trường hợp khách hàng không trả nợ vay đúng thời hạn, đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 94)