0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Giải pháp về phát triển nguồn vốn huy động trung và dài hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 90 -90 )

III. Mức độ hài lòng của khách hàng

4. Giới thiệu cho những người khác

3.2.1. Giải pháp về phát triển nguồn vốn huy động trung và dài hạn

Để phát triển được hoạt động cho vay trung và dài hạn thì trước hết ngân hàng phải đảm bảo được cho mình một nguồn vốn trung và dài hạn lớn về quy

mô, ổn định về kỳ hạn. Vì vậy, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với tín dụng nói chung cũng như cho vay trung và dài hạn nói riêng.

Trong những năm qua, hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ đã được cải thiện đáng kể. Do đó chỉ tiêu nguồn vốn huy động trung và dài hạn tiếp tục là chỉ tiêu quan trọng, bằng mọi giải pháp giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn này.

Thứ nhất, củng cố nguồn huy động vốn truyền thống

Vốn huy động truyền thống từ các nguồn: Ngân hàng tổng cấp phát, vay từ ngân hàng khác, dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp… Trong đó nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp là quan trọng nhất vì đây là nơi tạo ra tích tụ vốn cho Chi nhánh. Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì huy động vốn từ nền kinh tế càng trở nên khó khăn với bất cứ ngân hàng nào. Vì vậy Chi nhánh cần tạo ra sức hấp dẫn riêng cho hoạt động huy động vốn của mình bằng nhiều cách như:

Đối với tiền gửi dân cư, Chi nhánh cần đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng và linh hoạt, phong phú về loại hình, kỳ hạn, lãi suất,… khai thác tối đa các tiện ích sản phẩm để thu hút tiền gửi từ dân cư do vốn cá nhân có tính ổn định cao làm quen dần với các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ thanh toán hiện đại như trả lương thông qua tài khoản sử dụng thẻ ATM của Vietinbank Phú Thọ nhằm tăng số dư tiền gửi thanh toán, tăng phí dịch vụ. Lựa chọn địa điểm đặt máy ATM, Post thanh toán hướng vào các cửa hàng, siêu thị có doanh số hoạt động lớn kết hợp với dịch vụ trả lương cho cán bộ tài khoản, sử dụng tài khoản thấu chi, dịch vụ thanh toán công cộng,… để tăng lượng vốn thanh toán qua ngân hàng, tận dụng thêm các nguồn vốn kết dư trong thanh toán, tăng thêm nguồn vốn rẻ trong kinh doanh.

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn hết sức quan trọng của ngân hàng trong việc thực hiện hoạt động cho vay trung và dài hạn còn có nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính. Chi nhánh cần linh hoạt đưa ra các biện pháp để tiếp cận với các tổ chức như các công ty tài chính, kho bạc, bảo hiểm, điện lực, bưu điện. Thông qua giao dịch với các đơn vị này, Chi

nhánh có thể huy động được nguồn vốn lớn với chi phí đầu vào rẻ phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh thực hiện chính sách phân loại khách hàng gửi tiền căn cứ vào doanh số tiền đi, tiền đến, số dư bình quân, tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng, từ đó xây dựng chính sách khách hàng đồng bộ phù hợp và thích ứng với từng nhóm khách hàng.

Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất huy động trên địa bàn để có phương án chủ động điều chỉnh lãi suất một cách linh hoạt và hợp lý. Mặt khác, cần áp dụng nhiều loại lãi suất có tính khuyến khích khác nhau. Ví dụ như gửi món tiền lớn trong thời gian dài lãi suất cao hơn gửi món tiền nhỏ (nghĩa là trong cùng một thời gian gửi tiền với số lượng lớn sẽ có mức lãi suất cao hơn số tiền nhỏ). Đa dạng hóa các hình thức lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

Áp dụng các hình thức tiết kiệm dự thưởng đối với tiết kiệm nói chung và tiết kiệm nói riêng nhằm thu hút nguồn tiền rải rác nhưng có tổng khối lượng lớn trong dân cư, thực hiện bảo đảm tiền gửi cho khách hàng nhằm tạo lòng tin cho họ. Tiến hành những chương trình thu hút vốn của dân cư vào các doanh nghiệp thông qua việc mở nhiều loại tài khoản Sec, tài khoản tiền gửi hưu trí, bảo hiểm, tiền gửi các tổ chức xã hội và phát hành các đợt trái phiếu. Thực hiện các chính sách khuyến khích ngân hàng trong huy động vốn có chính sách thỏa đáng với ngân hàng truyền thống.

Thứ hai, phát triển đa dạng hóa các công cụ huy động vốn trung và dài hạn mới

Chi nhánh cần tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay. Thông qua các công cụ như: Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi trên 01 năm và trái phiếu. Đây có thể coi là giải pháp quan trọng để huy động vốn trung và dài hạn. NHCTVN đã tổ chức nhiều đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu ngân hàng) để huy động vốn trung hạn (từ 1 đến 5 năm), phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại để huy động vốn dài hạn (cả nội tệ và ngoại tệ). Xu hướng các NHTM chuyển sang hình thức huy động vốn trung và dài hạn thông qua các giấy tờ có giá trị như trái phiếu nhằm mục đích huy động nguồn vốn lớn ổn định phục vụ cho các dự án lớn, dự án hợp vốn. Do đó, Chi nhánh NH TMCPCT Phú Thọ cần tạo sự tự chủ nhất định trong việc huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ trung và dài hạn nói trên. Khi có nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các dự án có hiệu quả thì Chi nhánh có thể đề xuất lên Ngân hàng tổng cho phép phát hành một số lượng trái phiếu nhất định mà không phải mất thời gian chờ đợi phát hành chung của toàn hệ thống NHCTVN.

Chi nhánh cũng phải tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ ủy thác của các Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức phi Chính phủ đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong nước. Đồng thời Chi nhánh cũng cần khai thác các nguồn vốn nước ngoài với mức lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó ngân hàng TMCPCT Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ cần khai thác triệt để và làm tốt chức năng ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ để tiếp nhận ngày càng nhiều vốn trung và dài hạn từ các quỹ, các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và phi Chính phủ cho đầu tư và phát triển để đảm bảo 50% vốn cho vay trung và dài hạn.

Phải tạo sự khác biệt về các sản phẩm của ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có tới trên 20 ngân hàng khác nhau trên địa bàn. Đó là sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ của Vietinbank Phú Thọ cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuyếch trương, giao tiếp… Hiện nay chúng ta đang làm tốt các chương trình huy động tiết kiệm như: Tết vạn điều may, tiết

kiệm dự thưởng nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương, chào mừng Quốc khánh 2-9, tiết kiệm tích lũy cho con,… đây là hình thức huy động riêng có của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ.

Việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của mỗi cán bộ, đơn vị trong hệ thống Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Phú Thọ, giúp Chi nhánh có thể lựa chọn và quyết định cho vay những dự án có hiệu quả nhưng thời hạn thu hồi vốn dài, tránh tình trạng dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để đáp ứng cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh phải rút ngắn thời hạn cho vay không phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án dẫn đến phải gia hạn nợ hay nợ quá hạn. Đồng thời chú trọng huy động vốn trong thanh toán, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn với tốc độ cao hơn và bền vững để đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng dư nợ và các hoạt động kinh doanh khác. Giảm dần tỷ trọng sử dụng vốn Trung ương, tiến tới tự chủ về nguồn vốn, phấn đấu tự cân đối được nguồn vốn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 90 -90 )

×