Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dà

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 69)

hạn/ Tổng dư nợ cho vay (%) 0,411 0,213 0,195 - - - -

-

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Ngân hàng TMCPCT Việt Nam, CN Phú Thọ)

Ba năm 2011, 2012, 2013 đều phát sinh nợ quá hạn đối với cho vay trung, dài hạn và có sự biến động qua từng năm. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn/dư nợ trung và dài hạn là 2,406%, sau đó năm 2012 giảm xuống còn 2,076%, sang năm 2013 thì tỷ lệ này tăng lên 2,168%. Trong khi, tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay luôn ở mức thấp hơn: năm 2011 có tỷ trọng là 0,411%, năm 2012 có tỷ trọng 0,213%, năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống 0,195%. Nếu tỷ trọng này cao sẽ không an toàn vì ngân hàng có thể gặp nhiều rủi ro về việc thu nợ, kỳ thu nợ lại dài nên những rủi ro tiềm ẩn rất lớn, khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng hạn theo cam kết. Một số dự án đầu tư chưa được hiệu quả nên doanh nghiệp không có nguồn trích từ khấu hao và lợi nhuận để trả nợ làm cho việc thu nợ càng khó khăn hơn. Mặt khác, tỷ lệ này cao phản ánh tình hình cho vay của chi nhánh có kém hiệu quả. Nếu không làm tốt công tác giám sát thực hiện vốn vay và đôn đốc thu nợ tốt thì khả năng gia tăng nợ quá hạn là cao. Điều đó cũng có nghĩa là trong công tác cho vay trung và dài hạn của ngân hàng còn có những tồn tại chưa tốt cần phải được khắc phục trong thời gian tới để chất lượng tín dụng trung và dài ngày một nâng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn của chi nhánh trong tổng dư nợ tín vẫn nằm trong mức an toàn dưới 3%. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ đã thực hiện nghiêm túc quy định về chuyển nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước, tất cả các khoản vay chậm trả nợ gốc hoặc lãi mà không được ngân hàng điều chình kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ thì đều bị chuyển thành nợ quá hạn. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là theo quy chế cho vay của chi nhánh thì nhiều khoản nợ vay đến hạn không trả được nợ gốc và lãi ngay sẽ được gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Quy chế này giúp cho ngân hàng có thể tạm thời giảm bớt tình trạng nợ quá hạn gia tăng, giúp cho khách hàng có thêm một khoảng thời gian để tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng nếu quá lạm dụng nó thì cũng đồng thời ảnh hưởng xấu đến khả năng thu nợ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Trong giai đoạn năm 2011-2013, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ như sau:

Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn của ngân hàng TMCPCT Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn năm 2011 - 2013

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tỷ lệ tăng trưởng BQ % Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 ±Δ Tỷ lệ (%) ±Δ Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 2 6,200 3,500 3,026 (3,300) 51,47 (0,474) 86,46 66,71 Nợ nhóm 3 - - - - - - - - Nợ nhóm 4 0,731 0,797 1,029 0,066 109,03 0,232 129,11 118,65 Nợ nhóm 5 - - - - - - - - Tổng 6,931 4,297 4,055 -2,634 62,00 (0,242) 94,37 76,49

(Nguồn: BCCV của Ngân hàng TMCPCT Việt Nam, CN Phú Thọ)

Qua bảng trên cho thấy nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh giảm dần. Nợ quá hạn hoạt động cho vay trung và dài hạn tập trung ở nợ nhóm 2, nợ nhóm 4. Năm 2012 nợ nhóm 2 là 3,500 tỷ đồng giảm 3,300 tỷ đồng có nghĩa giảm 48,53% so với năm 2011. Đến năm 2013 con số này giảm xuống 3,026 tỷ đồng, tương ứng với giảm 13,54%, bình quân qua 3 năm nợ nhóm 2

trong cho vay trung, dài hạn giảm 33,29%. Trong đó nợ nhóm 4 có sự biến động hơn, năm 2012 nợ nghi ngờ của Chi nhánh là 0,797 tỷ đồng tăng 9,03% so với năm 2011, năm 2013 nợ nhóm 4 tăng 29,11% với 1,029 tỷ đồng so với năm 2012. Tính đến dư nợ 31/12/2013, nợ nhóm 2 chủ yếu của 3 khách hàng: Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị, công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Sông Lô, công ty cổ phần Lưu Thịnh Châu. Để tháo gỡ khó khăn cho công ty, nợ gốc và nợ lãi đã được NHCTVN cơ cấu thời gian trả nợ. Có thể thấy rủi ro lớn nhất và dễ gặp phải nhất trong hoạt động cho vay trung và dài hạn là rủi ro nợ quá hạn. Bất kể một ngân hàng nào dù là ngân hàng quốc doanh hay ngân hàng ngoài quốc doanh, nếu để phát sinh nợ quá hạn lớn sẽ gây tổn thất cho ngân hàng, nếu nợ quá hạn chuyển thành nợ khó đòi và không đòi được nợ thì ngân hàng sẽ bị mất vốn.

Để phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trung và dài hạn nói riêng thực sự ngày càng được nâng cao hơn nữa, thì ngân hàng cần phải tiếp tục giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp hơn nữa, nhất là tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay trung và dài hạn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng.

c. Nợ xấu trung và dài hạn

Nợ xấu là loại nợ thuộc các nhóm 3 đến nhóm 5, bao gồm các khoản: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Chỉ tiêu nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các khoản cho vay có chất lượng hay không. Theo đó, nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại. Về tình hình nợ xấu của Chi nhánh trong giai đoạn năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.15: Tình hình biến động nợ xấu trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCPCT Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn năm 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tốc độ phát triển BQ (%) Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 ±Δ Tỷ lệ (%) ±Δ Tỷ lệ (%) 1. Tổng dư nợ 1.686 2.013 2079 327 119,39 66 103,28 111,04

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w