Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm và hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các trường học trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 104)

III. Mức độ hài lòng của khách hàng

3.2.7.Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm và hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các trường học trên địa bàn

4. Giới thiệu cho những người khác

3.2.7.Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm và hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các trường học trên địa bàn

nghiệp, cơ quan đoàn thể, các trường học trên địa bàn

Để có thể đưa sản phẩm tới nhiều người dân hơn, Chi nhánh cần xây dựng một chiến lược sản phẩm bao gồm nghiên cứu nhu cầu khách hàng, đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng theo phương châm “bán sản phẩm thị

trường đang cần, không phải bán sản phẩm ngân hàng đang có”, tiếp thị các sản phẩm đó đến khách hàng. Từ đó, Chi nhánh có thể mở rộng quan hệ hợp tác và sự liên kết với các tổ chức, cơ quan đoàn thể.

Hoàn thiện các sản phẩm và đưa ra cung cấp các sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng. Để có được các sản phẩm phù hợp Chi nhánh cần có sự nghiên cứu, điều tra về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên địa bàn, phân tích ưu, nhược điểm của các sản phẩm đó, lấy ý kiến phản hồi của các khách hàng. Khi đã có được các sản phẩm rồi, cán bộ tín dụng cũng không ngồi chờ khách hàng đến xin vay mà phải tích cực tiếp thị để tìm kiếm khách hàng như nhân viên bán sản phẩm thông thường. Với các sản phẩm khác nhau, cần có các cách thức tiếp cận khách hàng khác nhau.

Đối với cho vay mua nhà, Chi nhánh có thể kết hợp với các công ty kinh doanh nhà, thực hiện bảo đảm bằng chính căn nhà định mua. Đối với cho vay đi du học, đối tượng đi du học phần lớn là các học sinh chuẩn bị tốt nghiệp trung học phổ thông và các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Để mở rộng được hình thức cho vay này, ngân hàng có thể phối hợp với các công ty tư vấn du học và các trường trung học phổ thông mở các cuộc hội thảo tại các trường học, giải đáp các thắc mắc của các học sinh cũng như phụ huynh về thủ tục vay vốn, hồ sơ giấy tờ, số tiền vay và tài sản đảm bảo,… Đây là một cách tiếp cận rất tốt có thể thu hút được số lượng lớn khách hàng đồng thời quảng bá được hình ảnh ngân hàng.

Đối với cho vay mua xe máy, ô tô trả góp, Chi nhánh kết hợp với các hang xe có uy tín để giới thiệu cho các đại lý về sản phẩm mua xe trả góp của Chi nhánh. Các cửa hàng của các hang sản xuất và các công ty kinh doanh ô tô, xe máy sẽ treo lô gô ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại các showroom của họ và phát hồ sơ vay vốn cũng như hướng dẫn khách hàng hồ sơ để mua xe. Đồng thời Chi nhánh cũng sẽ treo biển các loại xe của các hãng xe tại phòng giao dịch của Chi nhánh.

Đối với vay tín chấp của cán bộ công nhân viên, Chi nhánh có thể tìm đến với các cơ quan hành chính như các Sở ban ngành, các trường Đại học, cao

đẳng, dạy nghề, doanh nghiệp có uy tín thông qua các cuộc trao đổi với lãnh đạo và công đoàn cơ quan về việc nhận tài trợ cho công nhân viên của cơ quan. Đồng thời có sự tiếp xúc thông qua hội thảo với các cán bộ, công nhân viên để giới thiệu sản phẩm.

Ngoài ra, Chi nhánh có thể thực hiện quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua báo chí, tranh ảnh, tài liệu, tờ rơi.

Thực hiện được các công việc trên đòi hỏi Chi nhánh phải có các cán bộ chuyên trách về tiếp thị sản phẩm. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lấy thông tin phản hồi từ khách hàng, đề xuất hoàn thiện sản phẩm, thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm. Bộ phận khách hàng phối hợp với các bộ phận khác của Chi nhánh để tổ chức các cuộc tiếp xúc, các hội thảo nhằm quảng bá sản phẩm của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 104)