Phân theo đối tượng

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 55)

Khách hàng cá nhân 54 16,67 89 22,36 118 23,09 35 164,81 29 132,58 147,82

Khách hàng doanh

nghiệp 270 83,33 309 77,64 393 76,91 39 114,44 84 127,18 120,64

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Ngân hàng TMCPCT Việt Nam, CN Phú Thọ)

- Ngành công nghiệp, xây dựng:

Tại Chi nhánh cho vay thuộc ngành công nghiệp xây dựng chủ yếu là: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư xây dựng, đầu tư vào các hạng mục công trình trọng điểm của tỉnh, …). Năm 2012 doanh số cho vay là 198 tỷ đồng chiếm 49,75% tổng doanh số cho vay TDH. Đến năm 2013 là 246 tỷ đồng chiếm 48,14% tổng doanh số cho vay TDH, so với năm 2012 tăng 48 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,24%, bình quân qua 3 năm doanh số cho vay ngành này tăng 27,21%. Nguyên nhân là do Chi nhánh luôn giữ uy tín với khách hàng trong nhiều năm qua, gắn bó với nhiều doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và nhiều tỉnh lân cận khác. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao, đặc biệt là vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên nền kinh tế luôn biến động khó lường, Chi nhánh cũng thận trọng và đòi hỏi khắt khe hơn khi quyết định vốn vào ngành kinh tế này.

- Ngành nông nghiệp:

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng doanh số cho vay trung, dài hạn thấp nhất. Năm 2012, doanh số cho vay phát triển trang trại là 31 tỷ đồng, (chiếm 7,79% trong tổng doanh số cho vay TDH). Năm 2013 là 53 tỷ đồng, (chiếm 10,37% trong tổng doanh số cho vay TDH). So với năm 2011 thì năm 2012 doanh số cho vay giảm 11 tỷ đồng, giảm 26,19%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 22 tỷ đồng, tăng 70,96%, ta thấy tốc độ tăng khá cao so với năm trước. Nguyên nhân tăng là do cho vay đối với các mô hình trang trại lớn ở các huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa và Đoan Hùng, khách hàng có nhu cầu vay nhiều hơn và có thời hạn dài hơn. Ngân hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng cho vay tổng hợp cây trồng và con giống cho những sản phẩm chất lượng cao.

- Ngành khác

Doanh số cho vay ngành khác như thương mại, dịch vụ, lâm nghiệp,... chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay, chủ yếu là cho vay mở rộng sản xuất, phát triển dịch vụ góp phần phát triển kinh tế địa phương và đang có xu hướng tăng lên từng năm. Năm 2012 doanh số cho vay các ngành này là 169

tỷ đồng chiếm 40,13% tổng doanh số cho vay TDH. Đến năm 2013 là 212 tỷ đồng chiếm 41,49% tổng doanh số cho vay, tăng 43 tỷ đồng tương ứng tăng 25,44% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chủ trương của UBND tỉnh Phú Thọ phát triển thành phố Việt Trì, làm tăng nhu cầu vốn vay của bản thân người vay như Dự án “Xây dựng công viên Văn Lang” của Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam, dự án “Mở rộng khu vui chơi giải trí HAPPY LAND” của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tùng Ngọc,...

Doanh số cho vay trung và dài hạn phân theo đối tượng

Doanh số cho vay trung, dài hạn đối với cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn đối với cá nhân là 54 tỷ đồng, năm 2012 tăng thêm 35 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,81% so với năm 2011, năm 2013 tăng thêm 29 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,58% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số cho vay trung và dài hạn của cá nhân qua 3 năm là 47,82%. Thật vậy, với thế mạnh về cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hiện Chi nhánh đã và đang ưu tiên triển khai cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với các đối tượng khách hàng và địa bàn hoạt động như: các sản phẩm tín dụng cho hộ sản xuất, gói sản phẩm dịch vụ cho thu mua chế biến xuất khẩu lương thực, gói sản phẩm dịch vụ cho hộ sản xuất (kết hợp tín dụng với phát hành thẻ, thanh toán cước…), gói sản phẩm dịch vụ mua nhà, mua ô tô ưu đãi lãi suất...

Đối với doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp: năm 2011 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp là 270 tỷ đồng, năm 2012 là 309 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,44% so với năm 2011, năm 2013 là 393 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,18% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số cho vay trung và dài hạn của doanh nghiệp qua 3 năm là 20,64%. Có được sự tăng trưởng đó là trong những năm qua, Chi nhánh đã tập trung cho vay các chương trình trên địa bàn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công - nông nghiệp, cụ thể: Cho vay theo Quyết định 36/2011/QÐ-UBND: đã đầu tư cho vay hầu hết các chương trình dự án được duyệt. Vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 12 tỷ đồng với 65 dự án của 1.256 tổ chức, doanh

nghiệp. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp vay với số vốn lớn nên chỉ có những doanh nghiệp lớn, đủ độ tin cậy thì ngân hàng mới chấp nhận cho vay. Ngoài ra tâm lý e ngại rủi ro về lãi suất vay trung và dài hạn nhiều biến động là rào cản lớn nhất làm cho Chi nhánh khó có thể mở rộng quy mô hoạt động cho vay trung và dài hạn.

2.2.3.2. Tình hình thu nợ trung và dài hạn của Chi nhánh

Với nguyên tắc “an toàn-hiệu quả-bền vững-hiện đại” cùng với doanh số cho vay thì thu nợ là một vấn đề mà Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Đối với Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Phú Thọ, công tác thu nợ luôn được tập thể cán bộ nhân viên quan tâm và chú trọng.

Sau đây là bảng số liệu về doanh số thu nợ trung, dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Phú Thọ, giai đoạn năm 2011 – 2013 :

Bảng 2.8: Tình hình thu nợ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Phú Thọ giai đoạn năm 2011 - 2013

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 ±Δ Tỷ lệ (%) ±Δ Tỷ lệ (%) Tổng doanh số thu nợ 1.698 2.049 2.10 5 351 120,67 56 102,73 111,34

Doanh số thu nợ trung

và dài hạn 302 278 266 (24) 92,05 (12) 95,68

93,85

(Nguồn: BCCV của Ngân hàng TMCPCT Việt Nam, CN Phú Thọ)

Doanh số thu nợ góp phần thể hiện hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng, doanh số thu nợ càng cao đồng nghĩa với quy mô lĩnh cực cho vay

được mở rộng. Theo số liệu bảng 2.8, doanh số thu nợ cho vay của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể: Năm 2012, doanh số thu nợ đạt 2.049 tỷ đồng tăng 351 tỷ đồng, tương ứng với tăng 20,67% so với năm 2011 chỉ đạt 1.698 tỷ đồng. Đến năm 2013, con số này tăng lên 2.105 tỷ đồng tăng 56 tỷ đồng, với tốc độ tăng 2,73%, bình quân doanh số thu nợ hoạt động cho vay tăng 11,34%. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh số thu nợ cho vay là một tín hiệu tốt về hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là khả năng thu hồi nợ tránh nợ tồn đọng, nợ khó xử lý. Để làm tốt công việc này thì công tác thu nợ cho vay tại Chi nhánh cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là công tác thu nợ trung và dài hạn.

Đồ thị 2.2: Tình hình thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng TMCPCT VN, CN Phú Thọ giai đoạn năm 2011-2013

Theo bảng 2.8 kết hợp với đồ thị 2.2 trên cho thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn đang có xu hướng giảm qua các năm. Vào năm 2012 thu nợ trung và dài hạn 278 tỷ đồng giảm 24 tỷ đồng so với năm 2011, với tỷ lệ giảm 7,95%. Năm 2013, con số này giảm 12 tỷ với 266 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 4,32%, bình quân thu nợ trung và dài hạn qua 3 năm 6,15%. Đi sâu tìm hiểu, nguyên nhân có sự giảm đi về doanh số thu nợ trung và dài hạn là do trong những năm qua, sự phát triển nền kinh tế trên địa bàn còn chậm, các thành phần

kinh tế tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên việc thu nợ của ngân hàng không khả quan, công tác thu hồi nợ trung và dài hạn trên địa bàn chưa được chú trọng. Bên cạnh đó việc các khoản cho vay trung và dài hạn chưa đến hạn thanh toán sẽ là bất lợi với ngân hàng nếu nhu cầu vay vốn trung và dài hạn gia tăng. Để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng Chi nhánh cần có các biện pháp huy động các nguồn trung và dài hạn để cho vay.

Công tác thu nợ trung và dài hạn của Chi nhánh không chỉ tác động từ những yếu tố chủ quan từ phía Chi nhánh mà còn chịu tác động bởi yếu tố môi trường, nên mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhưng Chi nhánh gặp không ít trở ngại trông công tác thu hồi nợ làm doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn sụt giảm. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ trung và dài hạn tại Chi nhánh, cơ cấu thu nợ phân theo ngành kinh tế và đối tượng khách hàng được thể hiện cụ thể bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Cơ cấu doanh số thu nợ trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn năm 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tốc độ

tăng trưởng bình quân (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 ±Δ Tỷ lệ (%) ±Δ Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ TDH 302 100 278 100 266 100 (24) 92,05 (12) 95,68 93,85

a. Phân theo ngành kinh tế

Ngành công

nghiệp, xây dựng 141 46,69 135 48,56 129 48,50 (6) 95,74 (6) 95,56 95,65 Ngành nông

nghiệp 38 12,58 26 9,35 23 8,65 (12) 68,42 (3) 88,46 77,80

Ngành khác 123 40,73 117 42,09 114 42,85 (6) 95,12 (3) 97,44 96,27

b. Phân theo đối tượng

Khách hàng cá

nhân 70 23,18 60 21,58 69 25,94 (10) 95,71 9 115,00 104,91

Khách hàng doanh

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Ngân hàng TMCPCT Việt Nam, CN Phú Thọ)

Doanh số thu nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế - Ngành công nghiệp, xây dựng

Công tác thu nợ của Chi nhánh luôn chú trọng tới ngành công nghiệp, xây dựng vì hai ngành này luôn thúc đẩy, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên trong những năm qua, nền kinh tế trong địa bàn nhiều biến động, kinh tế trong ngành này hoạt động hiệu quả chưa cao nên việc thu nợ của ngân hàng không mấy khả quan. Năm 2012 doanh số thu nợ ngành này là 135 tỷ đồng, chiếm 48,56% tổng doanh số thu nợ TDH. Năm 2013 là 129 tỷ đồng chiếm 48,50% tổng doanh số thu nợ TDH, giảm 6 tỷ đồng, tương đương mức giảm so với năm 2011, trong 3 năm bình quân thu nợ ngành này giảm 4,35%. Công nghiệp, xây dựng là 2 ngành đang được chú trọng và đầu tư phát triển trong địa bàn tỉnh vì vậy công tác thu nợ của Chi nhánh cần được đẩy mạnh hơn nữa, tránh nợ tồn đọng, nợ khó xử lý góp phần cải thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn trên địa bàn.

- Ngành nông nghiệp:

Nhìn chung thu nợ đều giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ đạt 26 tỷ đồng (chiếm 9,35% tổng doanh số thu nợ TDH), năm 2013 doanh số đạt 23 tỷ đồng (chiếm 8,65% tổng doanh số), so với năm 2012 doanh số giảm 3 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm 11,54%, bình quân qua 3 năm thu nợ ngành này giảm 22,20%. Ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn ngành nông nghiệp giảm bởi trong những năm gần đây hoạt động cho vay nông nghiệp của Chi nhánh còn thiếu tính liên kết, chặt chẽ với các hộ sản xuất, công tác thu nợ trên địa bàn nông thôn chưa thuận lợi do kinh tế nông thôn còn nhiều khó khăn các hộ sản xuất khó quay vòng vốn trả nợ. Mặt khác, Chi nhánh tập trung cho vay vào các ngành kinh tế mũi nhọn là công nghiệp và dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Chi nhánh cần xem xét chính sách thu nợ hạn chế nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay.

Doanh số thu nợ TDH đối tượng khách hàng là doanh nghiệp đặc biệt các công ty TNHH và DNTN thì DSTN có phần vượt trội hơn so với doanh số thu nợ khách hàng là các cá nhân. Cụ thể: Vào năm 2011, DSTN doanh nghiệp là 232 tỷ đồng, trong khi DSTN cá nhân chỉ đạt 70 tỷ đồng. Năm 2012, DNTN doanh nghiệp đạt 218 tỷ đồng giảm 6,03% trong khi DSTN cá nhân 60 tỷ đồng. Đến năm 2013, DSTN doanh nghiệp giảm xuống 197 tỷ đồng còn DSTN cá nhân lại tăng lên từ 60 tỷ đến 69 tỷ đồng (tương ứng với tăng 15,00%). Trong khi DSTN doanh nghiệp đang giảm đều qua các năm thì DSTN cá nhân lại có chiều hướng tăng lên. Bình quân DSTN trong 3 năm, đối với khách hàng doanh nghiệp giảm 7,85% còn khách hàng cá nhân tăng 4,91%. Nguyên nhân là do các năm này công tác thu nợ đối với cá nhân có phần dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó dưới tác động môi trường kinh tế, ảnh hưởng của lãi suất lên cao các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều này làm cho hiệu quả thu hồi nợ TDH giảm. Vì vậy, từng cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Khi đã phát sinh nợ quá hạn thì phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp.

2.2.3.3. Tình hình dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được tại một thời điểm nhất định. Dư nợ trung, dài hạn phản ánh thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, vai trò cung cấp tín dụng của ngân hàng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Phú Thọ luôn tìm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, tuy nhiên kết quả về dư nợ trung, dài hạn cho thấy không mấy khả quan.

Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ trung và dài hạn trong thời gian qua thì việc đi sâu phân tích dư nợ theo ngành kinh tế và đối tượng khách hàng xin vay vốn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ là rất cần

thiết. Sau đây là bảng cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo thành phần kinh tế và đối tượng vay vốn của Chi nhánh giai đoạn 2011 – 2013 :

Bảng 2.10: Tình hình dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng TMCPCT Phú Thọ giai đoạn năm 2011 – 2013

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Tỷ lệ tăng Trưởng bình quân (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 ±Δ Tỷ lệ (%) ±Δ Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 1.686 100 2.013 100 2.079 100 327 119,39 66 103,28 111,04 Dư nợ trung và dài hạn 288 17,08 207 10,28 187 9,00 (81) 71,88 (20) 90,34 80,58

a. Phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 55)