III. Mức độ hài lòng của khách hàng
4. Giới thiệu cho những người khác
2.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cũng cần có những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển cho vay trung và dài hạn, khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi để sự phát triển của loại hình cho vay này được diễn ra một cách lành mạnh tốt đẹp:
- Chính phủ cần phải ổn định môi trường vĩ mô cho nền kinh tế. Chính phủ cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức hợp lí được coi là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế giúp các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
- Chính phủ cần sớm hoàn chỉnh luật tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. Nhà nước cần chỉ thị cho các cơ quan lập pháp và các ban ngành có liên quan nghiên cứu về luật tín dụng trung và dài hạn. Vận dụng sáng tạo của các nước khác vào điều kiện thực tế ở Việt Nam là việc làm cần thiết, vì các nước đi trước luôn cho ta những bài học kinh nghiệm nhưng vận dụng thế nào cho khéo thì chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa.
- Chính phủ nên hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc biến kiến thức, thông tin về hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Cụ thể, Nhà nước có chỉ thị cho các cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí của Nhà nước quảng bá về tín dụng trung và dài hạn, tạo ra các chính sách hỗ trợ, ưu tiên nhằm khuyến khích cho sự phát triển của hoạt động cho vay trung và dài hạn.
- Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần chấn chỉnh hoạt dộng của mình trong phạm vi có liên quan như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền hạn của các Ngân hàng trong vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp.