Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 99)

III. Mức độ hài lòng của khách hàng

4. Giới thiệu cho những người khác

3.2.4. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn

Trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là làm cách nào để ngân hàng giảm thiểu rủi ro đồng thời không đẩy khách hàng của mình đến chỗ phá sản.

Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ tương đối cao. Vì vậy cùng với việc phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn, Chi nhánh cần tăng cường công tác ngăn chặn nợ quá hạn, giúp đỡ khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng, đó là:

- Cơ cấu lại các khoản nợ dài hạn; phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được sử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể sử lý thu hồi nợ, phương án sử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng.

- Phân loại từng đối tượng khách hàng nợ tồn đọng, trên cơ sở đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới bằng các biện pháp như: thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để nắm tình hình biến động tiền hàng và có xu hướng thu nợ xử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu.

- Chi nhánh có thể kêu gọi người bảo lãnh cho doanh nghiệp như các cổ động viên chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài người cho vay dài hạn. Đề nghị người vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn cho kinh doanh.

Đối với các khoản vay mà sau khi đã phát hiện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhưng không có tác dụng vẫn dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, khi đó Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp như:

Biện pháp khai thác: Cán bộ Chi nhánh hướng dẫn cho người vay khả

năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Tất cả được hoạch định để giảm bớt chi phí, tăng doanh số bán ra và lợi nhuận, như vậy, tăng khả năng trả nợ của người vay, giảm bớt được rủi ro cho Chi nhánh.

+ Chi nhánh giúp doanh nghiệp thu hồi các khoản công nợ từ các doanh nghiệp khác có quan hệ với Chi nhánh để tạo thêm nguồn trả nợ cho khách hàng.

+ Chi nhánh đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán nốt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý bớt tài sản không sử dụng….

+ Chi nhánh cũng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, giảm quy mô hoàn trả trước mắt hoặc cho vay tiếp vốn để tăng sức mạnh về tài chính của khách hàng, khôi phục sản xuất kinh doanh. Chi nhánh có thể giãn nợ cho doanh nghiệp, tức là kéo dài thời hạn trả nợ (tối đa không quá 12 tháng), nếu không thể ra hạn được thì chưa chuyển sang nợ quá hạn hoặc tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn hoặc khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp, cầm cố thì bổ sung thời hạn cho vay.

Biện pháp thanh lý tài sản thế chấp: Trong trường hợp Chi nhánh thấy rõ

việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi thì Chi nhánh sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản nợ cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình hình tài chính là vô vọng.

+ Nếu là các khoản cho vay có thế chấp hoặc đảm bảo, Chi nhánh cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.

+ Nếu các khoản cho vay không có thế chấp, đảm bảo thì Chi nhánh phải chờ sự phán quyết của tòa án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hóa hoặc người vay phải thụ án dân sự.

Biện pháp phân tán rủi ro: Trên thực tế, có rất nhiều các loại rủi ro khác

nhau mà các nhà quản lý tín dụng không thể lường trước được. Các rủi ro này xuất phát từ các nguyên nhân khác quan, như: thiên tai, hỏa hoạn, kinh tế, chính trị,… hay những nguyên nhân chủ quan (từ phía khách hàng) như: lừa đảo, chiếm dụng vốn, thông tin không trung thực,… Vì vậy, Chi nhánh cần có các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro thấp nhất. Có thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Liên kết đầu tư (cho vay hợp vốn): Có thể hạn chế, phân tán rủi ro bằng cách liên kết các chi nhánh cùng hệ thống như Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Đền Hùng với nhau để cùng đầu tư vào một dự án lớn nào đó mà một NH không thể đáp ứng được vỡ nhu cầu vay vốn quá lớn hoặc bị ràng buộc bởi Luật NH: “ không được cho vay một DN quá 15% vốn tự có của NH” trong cho vay hợp vốn, các NH phải cùng nhau ký kết hợp đồng đầu tư, thoả thuận rừ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên trong hợp đồng đầu tư. Do đó, nếu có rủi ro xảy ra thì sẽ không ảnh hưởng lớn hơn đến hoạt kinh doanh của mỗi Chi nhánh.

+ Tham gia bảo hiểm tín dụng: Khách hàng vay vốn tín dụng, tham gia mua bảo hiểm ngành nghề mà họ kinh doanh hoặc mua bảo hiểm cuả tài sản vay. Vì vậy, những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cùng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Phương pháp này không phát sinh thao tác nghiệp vụ cho Chi nhánh. Để sử dụng tốt hình này, về phía Chi nhánh cần có những chính sách ưu tiên về vốn cho vay, lãi suất đối với các DN, cá nhân mua bảo hiểm. Chi nhánh tự bảo hiểm cho mình bằng cách lập quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro tín dụng, từ đó hạn chế được những hậu quả xấu. Khi có rủi ro xảy ra, Chi nhánh chủ động nguồn để bù đắp. Quỹ dự phòng sẽ càng lớn qua các năm và khả năng bù đắp của nó lại càng lớn.

+ Tránh dồn vốn: Chi nhánh nên đầu tư vào nhiều các dự án khác nhau. Tránh đấu tư tập chung vào một hay một số ít khách hàng, nhất là những khách hàng sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hoá không mang tính thiết yếu, sản xuất những mặt hàng Nhà nước không khuyến khích, nhu cầu, năng lực cạnh

tranh không ổn định, trong quá trình sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro. Không đầu tư quá nhiều để sản xuất kinh doanh một loại sản phảm hàng hoá.

Chất lượng hoạt động cho vay nói chung và chất lượng cho vay trung và dài hạn nói riêng được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh thấp hơn so với các ngân hàng khác, giải quyết tôt công tác nợ quá hạn sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo tốt hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w