6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch và xúc tiến du
Bên cạnh đó, các nhà quản lý du lịch cần tranh thủ nguồn ngân sách hoạt động xúc tiến du lịch của nhà nước thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn (2006 – 2010). Từ nguồn ngân sách này, sẽ đóng góp một phần rất quan trọng cho hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh.
3.1.5.6. Đánh giá kết quả xúc tiến
Hoạt động đánh giá kết quả xúc tiến điểm đến nên được chú trọng. Cần tiến hành các cuộc khảo sát, thăm do ý kiến để định lượng mức độ biết đến, mức độ yêu thích, định vị điểm đến trong lòng du khách.
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An lịch Nghệ An
3.2.1. Định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch và xúc tiến du lịch lịch
3.2.1.1. Định hướng phát triển du lịch
Ngay từ khi mới thành lập, ngành du lịch đã được tỉnh Nghệ An xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Các cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển du lịch luôn được quan tâm đổi mới hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh du lịch Nghệ An.
Ngày 5/7/1994, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 673/QĐ - UB về việc thành lập Sở Du lịch Nghệ An (nay là Sở VHTT&DL Nghệ An).
Sở VHTT&DL Nghệ An là cơ quan quản lý về du lịch của tỉnh Nghệ An, trực thuộc UBND tỉnh, tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch; tổ chức các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường và thu hút khách.
Khởi đầu bằng những cơ sở vật chất thấp kém, không đồng bộ hoặc tồi tàn do chiến tranh để lại, du lịch Nghệ An vượt lên khó khăn để xây dựng thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trước hết, Nghệ An đã sớm hình thành được chiến lược phát triển du lịch. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự giúp đỡ về chuyên môn của Tổng Cục Du lịch, Sở VHTT&DL Nghệ An đã
phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch thiết lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996-2010” với mục tiêu khai thác các
tiềm năng du lịch, gắn bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho du lịch phát triển có hiệu quả, bền vững. Quy hoạch đã xác định rõ 5 trung tâm du lịch lớn: Trung tâm du lịch biển Cửa Lò; Trung tâm du lịch Thành phố Vinh; Trung tâm du lịch Nam Đàn; Khu du lịch vườn Quốc gia Pù Mát; Khu du lịch
văn hoá - lịch sử - sinh thái Quỳ Châu - Quế Phong. Tiếp đó, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 -2020 với mục tiêu là phấn đấu
đưa du lịch Nghệ An thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, trở thành trung tâm du lịch khu vực Bắc Trung Bộ và là trọng điểm du lịch của cả nước cũng đã được thông qua vào tháng 6/2009. Các quy hoạch phát triển du lịch đã tạo tạo tiền đề quan trọng thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, hình thành các khu, điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian vừa qua.
Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã xác định
ngành du lịch là một “ngành kinh tế mũi nhọn”. Nghị quyết 01 - NQ/TU của
Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh khóa XVI đã quán triệt chương trình phát triển
du lịch Nghệ An là “phải xây dựng ngành du lịch Nghệ An có bước phát triển nhanh, toàn diện hơn, khi thác triệt để tiềm năng và lợi thế sẵn có của tỉnh”, “các sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật được tăng cường, công tác đào tạo nguồn nhân lực được triển khai tích cực”. Nghị quyết 12 - NQ.TU của Thường vụ
Tỉnh Ủy về phát triển du lịch là “tạo bước phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững cho du lịch Nghệ An”.
Ngày 10/4/2009, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số
1270/QĐ - UBND.VX về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010.
Trong thời gian qua, để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, tỉnh đã ra Quyết định 6818/2009/QĐ - UBND.VX ngày 23/12/2009 về việc ban hành
Chương trình xúc tiến du lịch Nghệ An đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh
đến vai trò của các chương trình quảng bá xúc tiến, nghiên cứu tổng hợp thông tin, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch và công tác hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
3.2.1.2. Quan điểm phát triển du lịch và xúc tiến du lịch
*Quan điểm phát triển du lịch
Căn cứ vào tình hình phát triển của thế giới và khu vực trong thời gian tới, căn cứ vào tình hình phát triển của cả nước nói chung và du lịch một số địa phương nói riêng thì du lịch tỉnh Nghệ An cần xây dựng những chiến lược, giải pháp xúc tiến điểm đến du lịch lâu dài dựa trên những quan điểm và mục tiêu mới:
- Phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo gắn với tiềm năng tài nguyên du lịch, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đa dạng hệ sinh học; bảo vệ, phát huy và giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc.
- Tiếp tục đổi mới tạo ra sự đột phá sản phẩm du lịch để trở thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Nghệ An, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch dựa vào cộng đồng mang tính bền vững.
- Tập trung nguồn lực tạo ra một số vùng hoặc khu tăng trưởng phát triển du lịch trở thành điểm sáng, trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ.
- Phát triển du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phát triển du lịch đi đôi với giải quyết công ăn việc làm, chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống người lao động, đặc biệt là cộng đồng dân tộc ở các huyện miền Tây.
- Đẩy mạnh thị trường du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế là định hướng chiến lược lâu dài, du lịch nội địa là then chốt.
- Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.
* Quan điểm xúc tiến du lịch
Trên cơ sở các quan điểm phát triển du lịch của tỉnh, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An cần được tổ chức dựa trên các quan điểm cơ bản về xúc tiến nhằm tối ưu hóa hiệu quả của các chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Nghệ An trong thời gian tới như sau :
- Xúc tiến du lịch phải bắt đầu từ sự đồng thuận trong nhận thức, sự hợp lực của các cấp, các ngành trong tỉnh và sự hưởng ứng, tham gia đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh du lịch và nhân dân địa phương, đặc biệt ở những nơi có khu, điểm du lịch.
- Xúc tiến du lịch cần nhận thức và thực hiện đúng các nguyên tắc về tính chọn lọc, tính độc đáo và đặc sắc, tính thực tiễn, tính trung thực, tính mới lạ, tính liên tục, tính nghệ thuật và tính kinh tế. Sự áp dụng các nguyên tắc này sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động xúc điểm đến của Nghệ An.
- Các chương trình xúc tiến du lịch phải được xây dựng và thực hiện có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn. Trong đó, xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, công cụ, nguồn lực cho hoạt động xúc tiến.
3.2.1.3. Mục tiêu phát triển * Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch một cách mạnh mẽ và bền vững, khẳng định vai trò du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020. Phấn
đấu sau năm 2010, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng với vùng trọng điểm du lịch cả nước, với sản phẩm du lịch độc đáo, xây dựng Nghệ An là một điểm đến hấp dẫn của du lịch cả nước và khu vực.
Phát triển du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch đồng thời với bảo vệ môi trường, phong tục tập quán, văn hóa xứ Nghệ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Du lịch cùng với các ngành khác đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến năm 2020 đưa Nghệ An trở thành một tỉnh dẫn đầu về kinh tế ở khu vực Bắc Trung Bộ.
* Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu kinh tế
+ Lượt khách du lịch: 4.300.000 lượt
Trong đó khách du lịch quốc tế: 200.000 lượt. + Doanh thu dịch vụ du lịch: 2.300 tỷ đồng .
+ GDP du lịch: 2015: 304,997 triệu USD, 2020: 791,323 triệu USD, nhịp độ tăng trưởng bình quân 17,42%/năm giai đoạn 2005 - 2010, 27,5% giai đoạn 2010 - 2015, và 28,72% giai đoạn 2015 - 2020.
- Mục tiêu xã hội
+ Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, đến năm 2010 đảm bảo lao động trong ngành du lịch là 51.858 người trong đó lao động trực tiếp là 16.206 người, lao động gián tiếp là 35.652 người; năm 2015 là 135.639 người, trong đó lao động trực tiếp là 42.387 người, lao động gián tiếp là 93.252 người và năm 2020 là 314.293 người trong đó lao động trực tiếp là 98.217 người, lao động gián tiếp là 216.076 người.
+ Về văn hóa xã hội: phát triển du lịch góp phần phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh nói chung và hình ảnh làng Sen quê Bác nói riêng trên thị trường quốc tế, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.