6. Bố cục của luận văn
1.2.5. Xây dựng ngân sách xúc tiến
Chi phí cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch là bao nhiêu? Đồng tiền
này sẽ được phép sử dụng thế nào? Để xây dựng được nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch, người làm xúc tiến cần phải xem xét các phương pháp sau:
- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán: Đây là phương pháp rất hay được sử dụng. Thường ấn định ngân sách cho hoạt động xúc tiến theo tỷ lệ nào đó trên doanh số bán dự kiến, có thể lấy trên doanh số bán của năm trước hay kỳ kinh doanh trước. Phương pháp này có ưu điểm là: Chi phí sẽ thay đổi theo doanh số bán, nó gắn liền với mức độ tiêu thụ; Khuyến khích các nhà quản trị ra quyết định trên cơ sở giá bán, chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm; Khuyến khích ổn định cạnh tranh theo tỷ lệ đã định theo doanh số bán của các công ty cạnh tranh với nhau.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là: Đơn thuần coi doanh thu là nguyên nhân chứ không phải là hiệu quả của xúc tiến, từ đó xác định ngân sách theo cái hiện có chứ không phải theo cơ hội thị trường, hơn nữa sự phụ thuộc của ngân sách vào doanh số bán gây khó khăn cho lập kế hoạch dài hạn. Việc lập ngân sách theo tiền lệ sẽ không khuyến khích việc
xem xét dành cho mỗi sản phẩm, mỗi thị trường mục tiêu khoản ngân sách cần thiết là bao nhiêu...
- Phương pháp căn cứ khả năng: Là dựa trên khả năng có thể chi bao
nhiêu tiền cho hoạt động xúc tiến. Như vậy, ở đây việc xác định ngân sách đã hoàn toàn bỏ qua vai trò của các hoạt động xúc tiến như những khoản đầu tư và ảnh hưởng của nó tới các hoạt động tiêu thụ. Nếu lập ngân sách theo cách này sẽ dẫn đến việc lập ngân sách hàng năm không được xác định, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch truyền thông Marketing dài hạn.
- Phương pháp cạnh tranh: Đảm bảo ngang bằng với ngân sách của các đối thủ cạnh tranh là do họ đã cho rằng: Thứ nhất, mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt của trí tuệ tập thể của ngành. Thứ hai, việc duy trì ngân sách cân bằng cạnh tranh sẽ ngăn chặn được chiến tranh xúc tiến, khuyến mại. Tuy nhiên ở đây cần thấy rằng: Các đối thủ cạnh tranh khác nhau thường khác nhau nhiều về danh tiếng, nguồn tài nguyên, cơ hội, mục tiêu...và không có gì để khẳng định rằng việc dành ngân sách của các đối thủ đã là chính xác.
- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Theo phương pháp này, những người làm xúc tiến phải xây dựng ngân sách trên cơ sở xác định những mục tiêu cụ thể của mình, xác định những nhiệm vụ cần hoàn thành để đạt được những mục tiêu đó, từ đó ước tính chi phí để thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra. Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày và lý giải được những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các chi phí cần thiết để từ đó xây dựng lên chi phí tổng thể, cũng thông qua đó mà từng bộ phận trách nhiệm rõ hơn về công việc của mình và là cơ sở tốt cho việc kiểm tra, đánh giá sau này.