Kết quả phát triển du lịch Nghệ An

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Tỉnh Nghệ An (Trang 48)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Kết quả phát triển du lịch Nghệ An

Giai đoạn 2006 – 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng du lịch Nghệ An đã có bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các mặt. Có được thành tựu đó, là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên ngành du lịch.

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của du lịch Nghệ An đạt mức trung bình 22,8%/ năm. Lượng khách du lịch đến Nghệ An trong giai đoạn này tăng nhanh trong đó khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng đều hàng năm. Du lịch có đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Về tổng số lượt khách du lịch: Thời kỳ 2006 - 2009 tổng số lượt khách tiếp tục tăng nhanh, bình quân đạt 14,2%/năm. Trong đó khách quốc tế đón được 95.000 lượt, đạt 63,3% so với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 150.000 lượt. Năm 2010, tổng lượng khách đến Nghệ An ước đạt 2.740.000 lượt, bằng 115.3% so với năm 2009, đạt 103,4% kế hoạch; trong đó khách quốc tế đạt 97.000 lượt, bằng 120% so với năm 2009.

- Về doanh thu du lịch: Trong 4 năm 2006 - 2009 doanh thu dịch vụ du lịch tăng trưởng bình quân 22,4%/năm. Năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.003 tỷ đồng, bằng 129% so với năm 2009 và đạt 111.4% kế hoạch được giao trong đó doanh thu khách quốc tế là 12.000 triệu USD/ năm (chỉ tiêu 900 tỷ đồng).

Khách du lịch đến Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010 phần lớn là khách du lịch nội địa, trong đó khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chiếm 70 - 75%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân hàng năm từ 15 - 18% năm. Cơ cấu khách quốc tế đến Nghệ An thay đổi không lớn và chủ yếu vẫn là khách từ các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, khách từ các nước châu Âu, châu Mỹ tăng không đáng kể. Khách có nhu cầu du lịch thuần tuý, thăm thân chiếm tỷ trọng từ 25 - 30%, trong đó phần lớn là khách từ Đông Bắc Thái Lan, Lào đến Nghệ An theo đường 8, đường 9 và quốc lộ 7 (Xem Phụ lục 2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010).

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

+ Cơ sở lưu trú:

Nếu như năm 1994 toàn tỉnh mới có 35 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó 17 cơ sở là nhà khách, nhà nghỉ với 1000 buồng, 2.274 giường thì đến cuối năm 2009 đã có 439 sơ sở lưu trú với 9.808 phòng, 19.199 giường. Quy mô và chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao (Xem Phụ lục 3. Tình hình

phát triển cơ sở lưu trú Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010, Phụ lục 4. Chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Nghệ An và Phụ lục 5. Tổng hợp cơ sở lưu trú trên địa bàn Nghệ An).

+ Cơ sở vui chơi giải trí:

Toàn tỉnh có 252 cơ sở vui chơi giải trí. Nhìn chung còn khá đơn điệu, chủ yếu là các dịch vụ café, karaoke, ... Do đó khách du lịch lưu trú tại Nghệ An buổi tối chỉ được giới thiệu đi dạo phố, uống café hay đi hát karaoke rồi quay về khách sạn nghỉ. Đây cũng là yếu điểm làm giảm khả năng cạnh tranh và thu hút của Nghệ An so với các điểm đến khác. Tình trạng thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí đã làm giảm khả năng kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng chi tiêu của khách. Do đó đòi hỏi ngành du lịch Nghệ An cần tiếp tục có kế hoạch và giải pháp thu hút, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ vui chơi, giải trí thì mới thúc đẩy khách ở lại dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn (Xem Phụ lục 6. Tổng hợp các cơ sở dịch vụ ở Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò).

- Nguồn nhân lực du lịch

Năm 2009 toàn ngành có gần 7000 lao động trực tiếp, tăng hơn 6 lần so với năm 1995, trong đó trên 50% lao động đã qua đào tạo, trên 30% lao động có các chứng chỉ ngoại ngữ, 10 cá nhân đã giành được huy chương trong các kỳ hội thi nghiệp vụ toàn quốc.

Mặc dù ngành du lịch Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhân dân địa phương tham gia làm du lịch nhưng chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn rất yếu, cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, đặc biệt là thị trường khách quốc tế (Xem Phụ lục 7. Số liệu tổng hợp về nguồn lao động du lịch Nghệ An giai đoạn 2005 – 2010).

Một số hạn chế:

Tỷ trọng khách quốc tế đến Nghệ An còn khá thấp (15- 20%), loại hình sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, tính cạnh tranh thấp, thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế làm động lực thúc đẩu du lịch vùng và cả nước.

Công tác đầu tư mới chỉ chú ý đến du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển với các sản phẩm nghèo nàn, không hấp dẫn, mang tính thời vụ cao trong khi sản phẩm du lịch sinh thái, mạo hiểm, làng nghề, nông thôn chưa phát triển. Quy hoạch du lịch chưa kịp thời, một số vùng chưa được quan tâm đúng mức.

Các doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ, chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng...nhìn chung còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao, các công ty lữ hành chưa mạnh.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ còn thiếu và yếu ở cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp.

Công tác tuyên truyền quảng bá có bước phát triển khá song chưa vươn ra được thị trường quốc tế, nội dung còn đơn điệu, kinh phí đầu tư cho công ty quảng cáo chư nhiều, các doanh nghiệp chưa tham gia tích cực vào hoạt động xúc tiến mà còn ỷ lại, chờ đợi nguồn đầu tư từ ngân sách.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Tỉnh Nghệ An (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)