Định hướng tạo nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến điểm đến

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Tỉnh Nghệ An (Trang 82)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. Định hướng tạo nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến điểm đến

Định hướng này hướng tới việc góp phần tạo nguồn kinh phí đẩy nhanh các hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh. Để đạt được mục tiêu đó, cần thiết phải có chính sách tạo nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch như: Tranh thủ nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến du lịch của Trung ương thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch. Ngoài ra, các tỉnh cũng cần trích ra một khoản kinh phí để chi cho các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch. Bên cạnh đó, cũng cần huy động nguồn kinh phí từ phía các doanh nghiệp du lịch. Để các doanh nghiệp du lịch tham gia, phối hợp hiệu quả vào các hoạt động xúc tiến điểm đến của tỉnh nhà.

3.1.4. Đa dạng hóa hình thức, nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến điểm đến

Ngành du lịch các tỉnh cần phải có chiến lược xúc tiến, quảng bá ngắn hạn và dài hạn, nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị cho từng sự kiện, đưa ra từng chủ đề và hình thức xúc tiến, quảng bá riêng cho mỗi hoạt động, cho mỗi năm, tránh lặp lại.

Phối hợp các Sở, ngành, trong hoạt động du lịch và các tổ chức tại các thị trường trọng điểm để triển khai các hoạt động xúc tiến. Lên kế hoạch phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt với đại sứ quán Việt Nam tại các địa bàn để đề ra lộ trình, thống nhất các nội dung triển khai.

Tiếp tục củng cố, tăng cường năng lực của bộ máy làm công tác xúc tiến du lịch. Đồng thời huy động tối đa chất xám, sáng kiến, nguồn tài chính, nhân lực, vật lực trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Tỉnh Nghệ An (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)