6. Bố cục của luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những lợi thế, những điểm mạnh và kết quả đạt được ở trên, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An cũng còn nhiều hạn chế và bất cập lớn cần sớm có giải pháp khắc phục và điều chỉnh để tăng cường hơn nữa
hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An trong thời gian tới:
- Thông tin của khách du lịch cả trong nước và quốc tế còn rất ít và nghèo nàn từ phía tỉnh Nghệ An. Qua điều tra cho thấy, thực tế thông tin về du lịch Nghệ An đến được các thị trường mục tiêu chưa nhiều, phần lớn là các thông tin, hiểu biết tự tìm kiếm hoặc từ các thông tin sơ cấp, thông tin trên mạng internet hoặc các sách hướng dẫn du lịch của nước ngoài.
- Tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch Nghệ An chưa hấp dẫn về chất lượng, số lượng, tính thống nhất, tính thẩm mỹ. Nội dung thông tin lặp lại, chưa cô đọng và thiếu tính sáng tạo. Tài liệu ấn phẩm quảng cáo còn chưa phong phú, đầy đủ về chủng loại cho các đối tượng xúc tiến khác nhau (Lào, Thái Lan, các nước ASEAN, Trung Quốc...). Việc phân phát ấn phẩm quảng cáo thiếu kế hoạch và định hướng rõ ràng, nên chưa đến đúng đối tượng và chưa cung cấp đúng thông tin tới người tìm.
- Tham gia gian hàng hội chợ còn hạn chế về quy mô, tài liệu thông tin và phương pháp thu hút, thiếu sáng tạo về thiết kế và trưng bày gian hàng. Thiếu các chương trình, hoạt động để làm cho gian hàng sống động thu hút khách đến tham gia, mà chủ yếu là tiếp nhận thông tin một cách thụ động, một chiều. Việc quyết định lựa chọn hội chợ, triển lãm du lịch thiếu sự nghiên cứu, còn chịu tác động bởi cảm tính, sự chỉ đạo của cấp trên. Nghệ An còn chưa tham gia rất hạn chế các hội chợ, triển lãm du lịch ở các tỉnh, thành ở miền Bắc, miền Nam và ở nước ngoài.
- Thông tin qua mạng của Nghệ An chưa tiếp cận với các thị trường khách nước ngoài. Thông điệp quảng cáo, nội dung thông tin trên trang tin điện tử còn chung chung, thiếu chuyên nghiệp, chưa phù hợp với thị trường khách nước ngoài.
- Các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về việc xúc tiến quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Nghệ An bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương. Do đó mà tình trạng chặt chém, bán hàng không đúng chất lượng và giá cả, chèo kéo ép khách mua hàng và đặc biệt là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên tại các khu, điểm du lịch đã làm cho nhiều khách du lịch có ấn tượng không tốt về du lịch Nghệ An.
- Các sản phẩm dịch vụ du lịch của Nghệ An còn nghèo nàn, đơn điệu. Nhiều sản phẩm, chương trình du lịch truyền thống của Nghệ An đã trở nên "bão hòa". Các chương trình, sản phẩm du lịch mới vẫn còn bị trùng lắp, lặp lại, không có nhiều khác biệt so với các sản phẩm truyền thống, nên làm cho du khách nhàm chán. Bên cạnh đó sự thiếu vắng các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí chất lượng cao cũng là những hạn chế, yếu kém lớn của du lịch Nghệ An, làm giảm đáng kể khả năng phục vụ, thu hút khách trong nước và quốc tế đến và lưu lại Nghệ An.
- Hoạt động quan hệ công chúng còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là với các cơ quan báo chí, hãng lữ hành lớn trong và ngoài nước. Nghệ An chưa chủ động tổ chức mời và đón được các đoàn Famtrip theo đúng nghĩa, mà chủ yếu theo các chương trình của Tổng Cục Du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam. Nghệ An cũng chưa tổ chức được các chương trình xúc tiến điểm
đến du lịch (roadshow), giới thiệu điểm đến tại các thị trường khách mục tiêu của tỉnh kể cả trong nước và quốc tế.
- Các chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh cũng chưa quan tâm, chú trọng đúng mức đến các công ty du lịch, hãng lữ hành lớn trong nước. Hàng năm tỉnh chưa có các chính sách, chương trình khuyến mại, hỗ trợ cho các công ty du lịch, lữ hành thường xuyên đưa khách về Nghệ An, đồng thời tổ chức gặp gỡ trao đổi, bàn các biện pháp phối hợp quảng bá du lịch Nghệ An phù hợp với các thị trường mà các công ty đang khai thác
- Nguồn nhân lực làm du lịch vừa thiếu, lại vừa yếu, điều này dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đồng đều "lúc tốt, lúc kém" làm giảm khả năng cạnh tranh, tính hấp dẫn của các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Nghệ An.
Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, có thể khẳng định du lịch Nghệ An chưa sử dụng và phát huy được hết các biện pháp và công cụ xúc tiến du lịch; việc xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp; việc phân phối, cung cấp thông tin tài liệu xúc tiến quảng bá của tỉnh chưa được quan tâm đúng mức; chưa liên kết được với các công ty, hãng lữ hành lớn để phối hợp xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước; tiếp thị trên internet cũng chưa phát huy hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa của những tồn tại trên chủ yếu là do thiếu cơ chế chính sách xúc tiến; do thiếu nguồn kinh phí; do thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch có năng lực trình độ; do thiếu sự phối hợp, đồng thuận của các cấp các ngành và cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân địa phương.
*Tiểu kết chương 2
Toàn bộ chương 2, luận văn đã đề cập đến ba nội dung cơ bản:
Thứ nhất: phân tích, đánh giá khái quát tài nguyên du lịch, kết quả hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010 về lượt khách, doanh thu,
cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đây chính là cái nhìn tổng quan về điểm đến.
Thứ hai: vận dụng cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với việc khai thác thông tin sơ cấp, thứ cấp tại thực địa, tác giả đã tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An qua các nội dung: xác công chúng mục tiêu, xác định mục tiêu xúc tiến, thiết kế thông điệp, việc sử dụng các công cụ xúc tiến, ngân sách xúc tiến và đánh giá kết quả xúc tiến.
Thứ ba: sau khi phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An, người viết đã đánh giá chung về thực trạng, nêu bật những kết quả đạt được, những mặt tích cực cũng như chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế và yếu kém trong hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An. Đồng thời, chương 2 đã phân tích tìm ra các nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó.
Trên cơ sở tài nguyên du lịch, kết quả hoạt động du lịch, đặc biệt là thực trạng hoạt động xúc tiến cùng với những mặt đạt được, những hạn chế, những mặt còn tồn tại và những nguyên nhân chính là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Ở NGHỆ AN NÓI RIÊNG
VÀ VIỆT NAM NÓI CHUNG
3.1. Một số định hướng nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam