Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Tỉnh Nghệ An (Trang 104)

6. Bố cục của luận văn

3.2.8. Các giải pháp khác

3.2.8.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức xúc tiến và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch của tỉnh

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến bằng việc thành lập các bộ phận hay phòng chuyên môn theo chức năng. Xây dựng và hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm xúc tiến du lịch, trong đó nêu rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp của TTXTDL các cơ quan trong ngành, trong tỉnh, các doanh nghiệp

- Bổ sung và đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và kêu gọi các hoạt động đầu tư du lịch từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập trung vào các chủ đề thực tiễn marketing, ứng dụng công nghệ trong xúc tiến điểm đến, giới thiệu thị trường và nghiên cứu thị trường. Mời các chuyên gia của Vụ thị trường, Trung tâm Thông tin du lịch, Tổng Cục Du lịch tới trao đổi kinh nghiệm.

Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về xúc tiến quảng bá du lịch, marketing du lịch trong và ngoài nước. Việc tham gia này sẽ mang lại những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho đội ngũ làm công tác xúc tiến của tỉnh.

3.2.8.2. Tăng cường liên kết, hợp tác để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch

- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của các ban ngành liên quan trong việc tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch.

- Tranh thủ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp lớn, dự án hỗ trợ phát triển du lịch của các tổ chức phi chính phủ để tổ chức sự kiện và triển khai xây dựng, thực hiện các chương trình, đề án.

- Phối hợp chặt chẽ với các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và các địa phương trong tỉnh để xây dựng và tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư.

- Phối hợp với Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh để tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Để thu hút khách, Nghệ An cần liên kết, hợp tác với các tỉnh Bắc

quảng bá hình ảnh, điểm đến tại các thị trường đã chọn. Việc hợp tác liên vùng cần phải được chú ý, hoạt động đón đoàn famtrip, presstrip cần được đổi

mới cả nội dung và cách làm.

3.2.8.3. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vừa là điều kiện, vừa là yếu tố tạo ra tính hấp dẫn thứ cấp để phát triển du lịch. Do vậy cần tiếp tục tăng cường đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như hệ thống giao thông tới các điểm du lịch, các khu vực đón tiếp, hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, trung tâm mua sắm tại trung tâm thành phố Vinh và các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Đầu tư xây mới các trung tâm đón tiếp, giới thiệu quảng bá du lịch, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn tại tất cả các khu, điểm du lịch trong tỉnh.

- Tập trung hoàn thành, nâng cấp và khai thác hợp lý các khu du lịch trọng điểm, như Khu di tích Kim Liên - Nam Đàn, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Pù Mát, Khu du lịch sinh thái Quỳ Châu - Quế Phong, Khu du lịch đền Cuông - Cửa Hiền… Đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường nội bộ trong các khu, điểm du lịch với hệ thống biển báo, chỉ dẫn cả nội dung, số lượng và hình thức đẹp, ấn tượng. Ngoài ra nên nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu, điểm du lịch tạo ra các chương trình du lịch liên hoàn, khép kín để tránh lặp lại một cách nhàm chán.

- Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao. Quy hoạch xây dựng các siêu thị, các điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ. Thu hút, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng đạt chuẩn, khu ẩm thực cao cấp, các siêu thị, các trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống (dân ca xứ Nghệ, các làn điệu dân ca của các dân tộc…).

- Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, nước (đặc biệt là hệ thống cung cấp nước sạch cho các khách sạn cao cấp đang xây dựng), bưu chính viễn thông, tài chính, y tế, giao thông…

3.2.8.4. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sức hút, khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là chiến lược quan trọng trong việc cải thiện chất lượng môi trường du lịch, từ sự chuyên nghiệp trong quản lý du lịch đến phong cách thái độ, tinh thần phục vụ của lực lượng cán bộ hoạt động trong ngành du lịch và của từng người dân. Để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành du lịch xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo từng giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020.

Trước hết, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các lĩnh vực còn đặc biệt yếu kém như ngoại ngữ, lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, hướng dẫn viên, chụp ảnh, vận chuyển khách. Tổ chức các lớp tập huấn về các bộ tiêu chuẩn nghề của Tổng cục Du lịch cho các doanh nghiệp du lịch. Trang bị nghiệp vụ chuyên ngành và trình đội ngoại ngữ cho cán bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch; tăng cường đào tạo nghiệp vụ du lịch, vệ sinh môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và phong cách phục vụ cho cộng đồng dân cư nơi có thể phát triển du lịch như vùng ven biển, vùng đồng bào các dân tộc miền Tây...

- Phối hợp thường xuyên với Tổng cục du lịch và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong và ngoài nước đào tạo, xúc tiến chuyển giao công nghệ quản lý du lịch đối với cán bộ và người lao động hiện đang công tác trong ngành, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế;

hàng năm tổ chức các lớp học tập, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.

- Bổ sung, đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân công dịch vụ du lịch chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

3.2.8.5. Tạo sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch

Trong thời gian qua, du lịch Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch để thu hút khách, nhưng nhìn chung các sản phẩm du lịch trên địa bàn còn đơn điệu, chưa có sản phẩm mang đặc trưng riêng gắn liền với tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có trên địa bàn. Vì vậy, việc định hướng, đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo mang tính địa phương và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách là rất cần thiết góp phần kéo dài thời gian lưu trú.

Việc định hướng xây dựng và nâng cao sức hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Nghệ An phải dựa vào tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có nổi trội như: tài nguyên rừng, biển, di tích lịch sử, công trình văn hóa, lễ hội, ẩm thực...Trước mắt cần đầu tư xây dựng các điểm du lịch mới hấp dẫn với các sản phẩm mới nhằm xóa dần tính thời vụ hiện nay.

Vận dụng chính sách sản phẩm trong marketing để tạo ra các sản phẩm mang tính đặc thù thu hút khách du lịch, đó là chính sách đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, du khách biết đến sản phẩm du lịch Nghệ An là du lịch biển Cửa Lò, Diễn Thành, Kim Liên... trong khi Nghệ An có nhiều tiềm năng khác có thể khai thác xây dựng tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo: du lịch biển đảo (Hòn Mắt, Hòn Ngư, Bãi Lữ, Cửa Hiền, Nghi Thiết...), du lịch sinh thái (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống), du lịch văn hóa (Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong), du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh (suối nước nóng Giang Sơn, bản Khoọng Cồn Soi), ẩm thực xứ Nghệ...Việc xây dựng sản phẩm thu hút khách cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, do vậy cần đẩy

mạnh hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế để họ vừa là người tạo ra ý tưởng sản phẩm vừa là người bán sản phẩm du lịch cho du khách.

Nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch bằng cách loại bỏ những tour thụ động theo một lộ trình, hoạt động ấn định với các điểm di tích, danh thắng có sẵn kết hợp với các cơ sở lưu trú và nhà hàng thành một chương trình du lịch mà cần phải điều chỉnh, thay thế bằng các tour chủ động cho khách tham gia vào các hoạt động đặc trưng của điểm du lịch. Thiết kế nhiều hoạt động vui chơi giải trí vừa tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch vừa tăng chi tiêu của khách.

Làm mới các sản phẩm du lịch truyền thống đã trở nên quá quen thuộc với khách du lịch. Khai thác triệt để các lợi thế về địa hình, các đặc sản, hàng thủ công truyền thống của địa phương để đưa các hoạt động mới vào các sản phẩm, chương trình du lịch.

*Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và những phân tích về thực trạng hoạt động xúc tiến trong chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hơn nữa hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An nói riêng và các định hướng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp và định hướng tập trung bao gồm hai nhóm: nhóm giải pháp đối với các hoạt động xúc tiến như: xác định công chúng, xác định mục tiêu xúc tiến, thiết kế thông điệp, lựa chọn công cụ xúc tiến, xây dựng ngân sách và đánh giá kết quả xúc tiến. Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào các vấn đề hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến như: chính sách, bộ máy tổ chức xúc tiến, nghiên cứu thị trường, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết hợp tác trong công tác xúc tiến du lịch...

KẾT LUẬN

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch nhằm tuyên truyền, quảng bá giới thiệu cung cấp thông tin về du lịch của điểm đến tại các thị trường tiềm năng, qua đó thu hút khách du lịch, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh tích cực về điểm đến du lịch trong tâm trí khách du lịch, tác động đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của họ và là cầu nối giúp các tổ chức, doanh nghiệp du lịch nghiên cứu thị trường và tìm kiếm người tiêu dùng phù hợp. Do vậy là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến tại một địa phương (tỉnh, thành phố) là nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch do Cơ quan quản lý du lịch địa phương trực tiếp tổ chức hoặc giao cho một đơn vị, phòng ban chuyên môn trực thuộc thực hiện. Với những đặc điểm của cấp tỉnh, hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh có nhiều điểm khác với hoạt động xúc tiến ở phạm vi quốc tế, phạm vi quốc gia và cấp doanh nghiệp.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến du lịch, các nhà quản lý du lịch của Nghệ An đã quan tâm hơn tới hoạt động xúc tiến du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Nghệ An Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An được thành lập đã tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược xúc tiến du lịch; hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước; triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng hiện nay đều có bộ phận xúc tiến, quảng bá cho các sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần vào công tác quảng bá hình ảnh Nghệ An, con người, du lịch Nghệ An ra nước ngoài, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Nghệ An. Bên cạnh nỗ lực của ngành du

lịch Nghệ An, các Sở Ban, ngành, tổ chức...cũng góp phần tích cực vào việc phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Nghệ An ở trong và ngoài nước.

Với những nổ lực như trên, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cùng với việc hoàn thiện chính sách và chương trình xúc tiến du lịch, bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch thì hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, khuyến mại… không ngừng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Nghệ An trong lòng du khách. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An cũng bộc lộ những hạn chế: Bộ máy triển khai hoạt động xúc tiến du lịch chưa đồng bộ, hoạt động xúc tiến còn manh mún, dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao, việc tham dự các sự kiện, hội chợ và tổ chức các sự kiện chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách, các sản phẩm xúc tiến du lịch (ấn phẩm, vật phẩm, băng đĩa...) còn đơn giản, số lượng ít, chất lượng chưa cao, chưa huy động được nhiều nguồn lực cho hoạt động xúc tiến du lịch.

Để công tác xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An thực sự phát triển sâu rộng và vươn tới các thị trường du lịch trong khu vực và thế giới, nhất thiết phải có sự đoàn kết phối hợp toàn diện, sự hợp tác, đồng thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nghiên cứu thị trường, xây dựng hình ảnh - thương hiệu, xây dựng sản phẩm du lịch đến triển khai các chương trình xúc tiến điểm đến du lịch... Cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, mở văn phòng đại diện của du lịch Nghệ An tại những địa phương là thị trường trọng điểm, nâng cao chất lượng các sản

phẩm du lịch và quảng bá sản phẩm du lịch giữ vai trò then chốt, quyết định hiệu quả của các hoạt động này. Để làm được điều này không chỉ có nỗ lực của ngành du lịch Nghệ An mà cả các ngành khác có liên quan.

Nghệ An là tỉnh có tiềm năng về du lịch, tuy nhiên ngành du lịch Nghệ An chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Nếu ngành du lịch Nghệ An có đường lối, chính sách và các giải pháp hiệu quả cùng với hoạt động xúc tiến được quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn nữa thì du lịch Nghệ An sẽ có sự khởi sắc và

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Tỉnh Nghệ An (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)