Xu hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trên thế giới I.1Phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại trọn gó

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 82 - 83)

Ngày nay, khi thương mại quốc tế càng ngày càng phát triển, các hình thức tài trợ thương mại quốc tế truyền thống như tín dụng chứng từ, hay là cho vay tài trợ thương mại quốc tế dường như trở nên phổ biến. Trong khi đó nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu về các hình thức tài trợ thương mại quốc tế ngày càng tăng cao, vì thế xu thế phát triển hoạt động tài trợ thương mại diễn ra theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài trợ, tiến tới các sản phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp như các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế trọn gói

1.2 Tăng phí dịch vụ và giảm khả năng cung cấp các dịch vụ tài trợ thươngmại quốc tế mại quốc tế

Khủng hoảng tài chính tiền tệ đang lan rộng tới nhiều quốc gia, là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thương mại quốc tế. Sự suy thoái trong kinh tế dẫn đến sự suy giảm hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Sự suy giảm trong thương mại bắt đầu từ cuối năm 2008 gây ảnh hưởng nặng nề hơn dự tính. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trên thế giới có xu hướng tăng phí dịch vụ tài trợ mạnh và giảm khả năng cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế

Theo nghiên cứu mới nhất của ÌMF cùng với hiệp hội Ngân hàng về tài trợ và thương mại đã chỉ ra rằng hơn 70% các ngân hàng đã tăng phí của hàng loạt các loại tín dụng trong những năm gần đây. Và khoảng 90% ngân hàng tăng giá cho các khoản vay ngắn hạn và trung hạn

Theo đó, tình hình căng thẳng tài chính kinh tế thế giới là nguyên nhân chính dẫn

5đến sự tăng phí tài trợ thương mại quốc tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Gần 80% các ngân hàng cho rằng chi phí gia tăng của các nguồn vốn đối với ngân hàng đã ảnh hưởng mạnh đến phí dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế. Chính vì thế mà

phí cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế đã được tăng lên

Xu hướng tăng phí tài trợ thương mại quốc tế còn được cho là sẽ còn tiếp tục. Các nền kinh tế mới nổi và hoạt động thương mại hàng hóa chắc chắn sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhưng một số ngân hàng cho rằng tốc độ có thể giảm đi khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu được phục hồi, khối lượng tín dụng thương mại sẽ tăng lên và hoạt động của khu vực ngân hàng hiện đang dần phục hồi đặc biệt là ở các nước đang phát triển , thịnh vượng trở lại. Một số ít ngân hàng toàn cầu và xuyên quốc gia mới nổi sẽ tiếp tục cung cấp nhiều dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế hơn nữa

a. Thắt chặt chính sách cho vay tài trợ thương mại quốc tế

Nỗi lo sợ phá sản đã khiến các ngân hàng thắt chặt chính sách cho vay. Khoảng hơn 90% các ngân hàng ở các nước phát triển và 70% các ngân hàng ở các nước đang phát triển nói rằng họ thay đổi tiêu chuẩn cho vay cụ thể đối với một số giao dịch thương mại. Các ngân hàng đồng thời cũng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với một số nước.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 82 - 83)