Bảo lãnh ngân hàng: a) Cơ sở văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 60 - 66)

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI BID

2.2.2 Bảo lãnh ngân hàng: a) Cơ sở văn bản pháp lý

a) Cơ sở văn bản pháp lý

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành theo quyết định 238/200/QĐ- NHNN ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Quyết định 386/2011/QĐ- NHNN ban hành ngày 11/04/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế Bảo lãnh Ngân hàng ban hành theo quyết định 283/2000/QĐ- NHNN ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QHX ban hành ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 20/2004/QHXI ban hành ngày 15/06/2004.

- Các quy định, hướng dẫn, quy trình, mô tả nghiệp vụ được BIDV ban hành nhằm làm rõ và cụ thể hóa các Quy chế, Quyết định trên

- Các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế không trái với pháp luật Việt Nam mà BIDV thỏa thuận áp dụng với các khách hàng trong các trường hợp cụ thể

Các điều kiện bảo lãnh tối thiểu mà BIDV yêu cầu đối với các khách hàng của mình là :

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với BIDV - Có đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ bảo lãnh

- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả

Sau đó, khách hàng cần hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh và nộp một khoản phí nhất định theo quy định hoặc thỏa thuận để Ngân hàng tiến hành các thủ tục cần thiết và phát hành thư bảo lãnh. Về hồ sơ bảo lãnh, khách hàng nói chung phải chuẩn bị và cung cấp các tài liệu sau :

- Giấy đề nghị bảo lãnh

- Hồ sơ pháp lý về khách hàng

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính

- Hồ sơ liên quan đến đề nghị bảo lãnh ( hồ sơ mời thầu, hợp đồng kinh tế, quyết định trúng thầu, biên bản nghiệm thu công trình, thông báo nộp thuế)

- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh

c) Tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại BIDV

Dịch vụ bảo lãnh là một trong những sản phẩm chủ lực có mức thu phí dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. BIDV cung cấp đầy đủ các loại hình bảo lãnh như thanh toán (bảo lãnh thanh toán hợp đồng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, thanh toán trái phiếu), vay vốn, thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, đảm bảo chất lượng hợp đồng, dự thầu, đối ứng. Việc mở rộng hoạt động bảo lãnh đã góp phần vào sự phát triển hoạt động dịch vụ của BIDV và tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập; tuy nhiên BIDV luôn kiểm soát tốt công tác cấp bảo lãnh nhằm hạn chế những rủi ro từ hoạt động này. Trong suốt giai đoạn 2006- 2010, mặc dù có những nhiều bất lợi song dịch vụ bảo lãnh vẫn tăng trưởng bền vững và ổn định. Đây là nhóm sản phẩm thế mạnh của BIDV, đặc biệt là các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đến 31/12/2010, số dư cam kết bảo lãnh của BIDV là 41.519 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động này là 632 tỷ đồng, chiếm 26,2% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và tăng 12% so với năm 2009.

Tăng trưởng dịch vụ bảo lãnh giai đoạn 2007 - 09/2011

2.2.3 Cho vay tài trợ thương mại quốc tế

a)Cơ sở văn bản pháp lý

- Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/09/1998 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/ QHX ban hành ngà 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 20/2004/ QHXI ban hành ngày 15/06/2004.

- Các quy định, hướng dẫn, quy trình, mô tả nghiệp vụ được BIDV ban hành nhằm làm rõ và cụ thể hóa các Quy chế, Quyết định trên.

- Các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế không trái với pháp luật Việt Nam mà BIDV thỏa thuận áp dụng với khách hàng trong các trường hợp cụ thể.

b)Điều kiện vay vốn và hồ sơ vay vốn

Các điều kiện cho vay vốn tối thiểu mà BIDV yêu cầu đối với các khách hàng của mình là :

sự theo quy định của Pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ( gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật

- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và của BIDV

- BIDV có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham gia vào phương án/ dự án xin vay vốn của mình

Sau đó, khách hàng cần hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn với thời hạn cho vay tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và kết quả thẩm định của Ngân hàng và với lãi suất cho vay được xác định dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV hoặc trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.

c) Tình hình hoạt động cho vay tài trợ thương mại tại BIDV

Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tài trợ thương mại quốc tế nói riêng là một mảng hoạt động mang tính truyền thống và chiếm phần lớn tỷ trọng doanh thu của BIDV, bao gồm các nghiệp vụ cho vay tài trợ thương mại ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dành cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế, qua đó các doanh nghiệp được hỗ trợ về tài chính để tiến hành các hoạt động kinh doanh như xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng...

Năm 2011 vừa qua BIDV đã đạt được thành công lớn trong hoạt động tài trợ thương mại với doanh số thanh toán và cho vay xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định với doanh số thu phí tài trợ thương mại chiếm tới 12% thu dịch vụ dòng hệ thống.

2.2.4 Tài trợ trên cơ sở phương thức nhờ thu kèm chứng từ

a) Cơ sở văn bản pháp lý

- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/ QHX ban hành ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 20/2004/QHXI ban hành ngày

15/06/2004

- Các quy định, hướng dẫn, quy trình, mô tả nghiệp vụ được BIDV ban hành nhằm làm rõ và cụ thể hóa các Quy chế, Quyết định trên

- Các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế không trái với pháp luật Việt Nam mà BIDV thỏa thuận áp dụng với khách hàng trong các trường hợp cụ thể. Đặc biệt là Quy tắc thống nhất về nhờ thu 522 của Phòng thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 1995.

b) Thủ tục chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu

- Đối với tài trợ bằng phương thức nhờ thu hàng xuất khẩu : Để được tài trợ nhờ thu hàng xuất khẩu, khách hàng phải gửi cho BIDV yêu cầu được tài trợ, mẫu thư yêu cầu tài trợ cùng với nội dung của thư do Ngân hàng soạn thảo và được in sẵn thành những điều khoản có tính tiêu chuẩn. Khách hàng tùy theo hình thức nhờ thu của mình ( D/A hay D/P) và yêu cầu tài trợ mà điền vào mẫu cho thích hợp với phí gửi và thanh toán bộ chứng từ thực hiện như trường hợp nhờ thu và lãi chiết khấu thực hiện theo thỏa thuận. Đồng thời khách hàng phải gửi kèm theo thư yêu cầu tài trợ trong đó một bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất hợp lệ, bao gồm một hoặc một số tài liệu sau :

•Hối phiếu ( draft)

•Hóa đơn ( invoice)

•Phiếu đóng gói ( Packing list)

•Vận đơn ( B/L)

•Các giấy tờ khác ( nếu có)

- Đối với tài trợ bằng phương thức nhờ thu hàng nhập khẩu: Phương thức này được thực hiện khi BIDV nhận được thư nhờ thu kèm chứng từ từ ngân hàng nước ngoài hoặc từ khách hàng chuyển tới. BIDV thực hiện thông báo cho khách hàng và xử lý bộ chứng từ như chỉ dẫn.

c) Tình hình hoạt động tài trợ trên cơ sở nhờ thu kèm chứng từ

- Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu: đây là hình thức thanh toán được thực hiện với doanh số thấp tại BIDV. Lý do chủ yếu là hình thức thanh toán này không an toàn cho khách hàng xuất khẩu của mình nên BIDV luôn tư vấn cho khách hàng đề nghị đối tác mở L/C. Tuy nhiên với những khách hàng xuất

khẩu là đơn vị liên doanh hay công ty con của các công ty nước ngoài, thực hiện thanh toán hàng xuất theo phương thức này hay được áp dụng do uy tín giữa hai đối tác. Vai trò của BIDV phục vụ trong phương thức thanh toán này là kinh nghiệm trong giao dịch để tư vấn khách hàng lập bộ chứng từ có khả năng đòi tiền một cách nhanh nhất

Bảng 2.7: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại BIDV bằng phương thức nhờ thu

Đơn vị : triệu USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Số món 1.916 10.342 12.823 16.890

Trị giá thanh toán

107 135 168 209

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế BIDV 2008,2009,2010,2011

- Đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức nhờ thu: Đói với BIDV hình thức thanh toán nhờ thu không phải hình thức phổ biến nhưng cũng ngày càng phát triển , vì hình thức thanh toán này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ giữa hai đối tác trong quan hệ mua bán. Đối với khách hàng của BIDV, phương thức thanh toán này được sử dụng chủ yếu từ đối với các khách hàng nhập khẩu nguyên vật liệu có uy tín và mối quan hệ mật thiết với đối tác xuất khẩu. Bên cạnh việc phụ thuộc vào hình thưc thanh toán được quy định giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, uy tín của ngân hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng để các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu lựa chọn để gửi chứng từ nhờ thu. Từ khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại đến nay, uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao trong quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng trên thế giới, nên số lượng các bộ chứng từ nhờ thu gửi về BIDV qua các năm ngày càng tăng :

Bảng 2.8: Tình hình thanh toán nhập khẩu tại BIDV bằng phương thức nhờ thu

Đơn vi: triệu USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Trị giá thanh toán

112,5 145 187 241

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế BIDV 2008,2009,2010,2011

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 60 - 66)