Tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại BID

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 56 - 57)

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI BID

2.1 Tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại BID

Kể từ năm 1990, nền kinh tế trong nước bắt đầu chuyển dịch sang cơ chế thị trường nên các giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Đặc biệt từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, Phòng Kinh tế đối ngoại tại Trung ương của BIDV bắt đầu thực hiện một số nghiệp vụ tài trợ thương mại. Năm 2004, BIDV xây dựng triển khai mô hình hoạt động tài trợ thương mại trong hệ thống BIDV nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán theo hướng thành lập Trung tâm Tài trợ thương mại tại Hội sở chính và thu gọn các chi nhánh có chất lượng kém và doanh số nhỏ, tiến tới đảm bảo mở rộng mạng lưới khách hàng, vừa nâng cao tính an toàn trong hoạt động tài trợ thương mại của BIDV. Trong phòng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vừa có trung tâm tài trợ thương mại ( TFC) có chức năng thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại thay mặt cho các chi nhánh nguồn vừa có bộ phận quản lý chung hoạt động tài trợ thương mại của toàn hệ thống.

Mô hình hoạt động tài trợ thương mại của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Hội sở chính BIDV là đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống. Chỉ có Hội sở chính BIDV mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tai các Ngân hàng nước ngoài. Mô hình hoạt động tài trợ thương mại tại hội sở chính bao gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận trung tâm tài trợ ( TFC)

•Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các khách hàng có quan hệ trực tiếp tại Hội sở chính

•Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các chi nhánh thực hiện tài trợ thương mại trực tiếp khi chi nhánh không đủ điều kiện và cho các chi nhánh chưa làm tài trợ thương mại trực tiếp.

thực hiện tài trợ thương mại trực tiếp nhưng vượt thẩm quyền của chi nhánh.

•Thực hiện chức năng trung tâm nhận gửi/ nhận và xử lý các trường hợp phát sinh liên quan đến điện SWIFT/ TELEX phục vụ tài trợ thương mại của toàn hệ thống.

- Bộ phận quản lý hoạt động tài trợ thương mại của toàn hệ thống

•Xây dựng chương trình công tác, triển khai thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại

•Xây dựng quy chế, quy trình và các văn bản chế độ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

•Thực hiện đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng , thông tin tư vấn hỗ trợ, hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các chi nhánh

•Đầu mối tổng hợp báo cáo hoạt động về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

•Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc mô hình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, mở rộng phạm vi nghiệp vụ tài trợ thương mại bao gồm các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh nước ngoài bảo đảm nhanh chóng, chính xác, an toàn

•Nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới của nghiệp vụ tài trợ thương mại nhằm mở rộng các loại hình dịch vụ của ngân hàng

•Phối hợp với các Phòng Quan hệ quốc tế và Ngân hàng đại lý nghiên cứu đề xuất các chính sách hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong quá trình mở rộng dịch vụ nhằm đa phương hóa các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế, các điều kiện điều khoản trên tài khoản Nostro của BIDV cũng như việc triển khai sử dụng

•Đề xuất thẩm quyền phê duyệt giao dịch cho cán bộ thuộc Trung tâm tài trợ thương mại và chi nhánh được phép.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 56 - 57)