Khái niệm phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 29 - 32)

d) Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC và luật Quốc gia

2.4.2 Khái niệm phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán hàng sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng tiến hành việc ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền phải thanh toán từ người mua căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiều thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để người mua đi nhận hàng.

Khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì người xuất khẩu thường phải chờ đợi trong một thời gian khá dài kể từ lúc giao hàng tại cảng xuất cho đến khi nhận được tiền thanh toán từ người mua nước ngoài chuyển về thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người xuất khẩu buộc phải cho phép người nhập khẩu trả chậm tiền hàng. Chính vì lẽ

đó, người xuất khẩu sẽ gặp khó khăn về vốn lưu động do bị người nhập khẩu chiếm dụng vốn trong khoảng thời gian tương đối daifkhi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu. Để có thể khắc phục được tình trạng này, người xuất khẩu cần đến dịch vụ tài trợ trên cơ sở phương thức nhờ thu kèm chứng từ của ngân hàng thương mại thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu.

Với người nhập khẩu họ cũng có thể gặp khó khăn về vốn trong quá trình nhập hàng bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ, Chẳng hạn, khi người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán trong khoảng thời gian tương đối ngắn thì mới nhận được hàng hóa, họ sẽ gặp khó khăn khi phải huy động một lượng tiền thanh toán lớn tron khi chưa có thu nhập từ việc kinh doanh hàng vừa nhập về. Do vây, ngân hàng thương mại có thể giúp người nhập khẩu tránh tình trạng này bằng cách tài trợ trên cơ sở thế chấp hàng hóa hoặc thu nhập từ bán hàng.

Thông thường, ngân hàng sẵn sàng tài trợ cho bộ chứng từ nhờ thu hơn một số hình thức cho vay khác vì các lý do đảm bảo sau : Bộ chứng từ nhờ thu là bằng chứng về hàng hóa đã được giao và khả năng số hàng hóa này được thanh toán bởi người nhập khẩu là rất lớn. Do đó, khoản tiền ứng trước cho bộ chứng từ nhờ thu được xem là khoản vay tự giải ( self liquiditing). Hơn nữa, theo quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC và tập quán ngân hàng quốc tế, thì việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán phải được thông báo ngay lập tức cho các ngân hàng liên quan.Do đó, nó trở thành công cụ hữu hiệu trong việc giám sát các khoản vay trong trường hợp nhờ thu không được thanh toán. Cuối cùng, ngân hàng có thể ứng trước cho từng bộ chứng từ nhờ thu một cách riêng biệt, trên cơ sở đó có thể giám sát chính xác bộ chứng từ nào được thanh toán và bộ chứng từ nào không được thanh toán, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp.

2.4.3 Phân loại

a) Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu đi ( Xuất khẩu)

Để được tài trợ nhờ thu hàng xuất, khách hàng phải gửi thư yêu cầu được tài trợ cho ngân hàng. Mẫu thư yêu cầu tài trợ cùng với nội dung của thư do ngân hàng tài trợ soạn thảo và được in sẵn thành những điều khoản có tính tiêu chuẩn. Khách hàng tùy

theo yêu cầu nhờ thu và yêu cầu tài trợ của mình mà điền vào mẫu cho thích hợp Nhìn chung, cho đến nay các ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ tài trợ nhờ thu hàng xuất dưới hình thức chiết khấu truy đòi, tức là ngân hàng sẽ mua dưới hình thức chiết khấu trọn bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi ngân hàng thu hộ để thu tiền từ người mua nước ngoài với điều kiện bảo lưu “ Cho phép truy đòi”. Sau đó, ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ này để thu nợ tiền hàng từ người nhập khẩu và số tiền thanh toán cuối cùng khi về đến ngân hàng tài trợ sẽ được xem như nguồn trả vốn tài trợ đã ứng trước, còn phần lãi tài trợ sẽ được tính đúng theo kỳ hạn thực tế.

Căn cứ vào mức độ rủi ro giảm dần, tài trợ ngân hàng cho bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất có ba trường hợp thường gặp sau đây : tài trợ bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất, tài trợ bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất có bảo hiểm cuất khẩu và tài trợ bộ chứng từ nhờ thu hàn xuất có bảo lãnh của ngân hàng người nhập khẩu.

b) Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu đến ( Nhập khẩu)

Ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng của người xuất khẩu và chuyển hối phiếu đến cho người nhập khẩu. Nếu tới thời hạn trả tiền của hối phiếu mà người nhập khẩu chưa có đủ tiền để thanh toán, ngân hàng sẽ tài trợ bằng cách cho người nhập khẩu vay để thanh toán hàng nhập. Nếu hối phiếu đòi tiền là hối phiếu kỳ hạn và yêu cầu chấp nhận , ngân hàng có thể tài trợ bằng cách thay mặt người nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu , khi đó mức độ đảm bảo trả được tiền khi tới hạn của hối phiếu là rất cao do có sự cam kết trách nhiệm của ngân hàng.

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại ưu tiên tài trợ cho những người nhập khẩu theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ trên cơ sở giao dịch trọn gói. Bởi lẽ, nó cho phép ngân hàng kiểm soát tốt hơn khoản tiền ứng trước so với phương pháp cho vay thấu chi.

Có hai nguyên tắc cơ bản trong tài trợ bộ chứng từ nhờ thu đến( nhập khẩu ) là : Thứ nhất, khoản tiền ứng trước cho người nhập khẩu phải được chuyển trả trực tiếp cho ngân hàng gửi nhờ thu, sau đó được chuyển trả cho người xuất khẩu. Thứ hai, ngân hàng tài trợ không được ứn trước tiền trực tiếp cho người nhập khẩu bởi điều này có

thể gây ra việc sử dụng vốn vay sai mục đích.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w