Bao thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 32 - 34)

d) Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC và luật Quốc gia

2.6Bao thanh toán

Bao thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế là một hình thức tài trợ thương mại quốc tế trong đó ngân hàng thực hiện việc mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán của người xuất khẩu để trở thành chủ nợ trực tiếp, đứng ra đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài.

Theo nguyên tắc, để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán thì cần phải có sự tham gia của ba bên, bao gồm bên bao thanh toán tức là bên mua lại các khoản nợ, người xuất khẩu tức là bên bán các khoản nợ, người nhập khẩu tức là bên phải thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, trên thực tế để bảo đảm thuận tiện cho hoạt động thu nợ, bên bao thanh toán luôn cần có mối quan hệ giao dịch với một bên thứ tư, đó là tổ chức bao thanh toán tại nước nhập khẩu để trao đổi thôn tin và những điều kiện làm cơ sở đảm bảo an toàn nhiệp vụ

Các hình thức bao thanh toán :

a) Bao thanh toán tương đối (Factoring)

Factoring là một hợp đồng ký kết giữa các bên cung ứng( nhà xuất khẩu) và bên tài trợ (Factor- tổ chức bao thanh toán), theo đó bên cung ứng có thể nhượng (bán) cho tổ chức tài trợ các khoản phải thu phát sinh từ những hợp đồng xuất khẩu

Xét từ góc độ tài trợ, có thể hiểu Factoring là dạng tài trợ bằng việc mua lại các khoản phải thu ngắn hạn từ nhà xuất khẩu. Với tính năng và đặc thù như vậy, factoring có thể giúp các nhà xuất khẩu vừa nhận được tiền ngay từ sau khi giao hàng, không phải bận tâm về rủi ro thanh toán từ phía bên mua, vừa tiết giảm được khối lượng công việc ghi chép sổ sách và theo dõi quá trình thu nợ từ người nhập khẩu. Factor sẽ giành lấy quyền đòi tiền từ nhà nhập khẩu với chi phí và rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trước

Trong giao dịch factoring thường có ba chủ thể chính tham gia: Nhà xuất khẩu, Nhà tài trợ Factoring ở nước nhà xuất khẩu ( Factor xuất khẩu), và nhà nhập khẩu nước ngoài.

Phạm vi áp dụng của tài trợ Factoring : Nhìn chung, tài trợ Factoring đặc biệt thích hợp với các giao dịch xuất khẩu áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ, cho phép người mua hưởng tín dụng cung ứng hoặc gặp khó khăn trong việc thu nợ tiền hàng từ người mua nước ngoài.

Tài trợ Factoring cũng gặp phải những rủi ro khi những khoản nợ được Factor mua lại từ nhà xuất khẩu nhưng nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán. Do đó, lãi suất của tài trợ Factoring thường cao hơn lãi suất thị trường.

b) Bao thanh toán tuyệt đối ( Forfeiting)

Bao thanh toán toán tuyệt đối là một hình thức tài trợ thương mại quốc tế trong trung hạn và dài hạn( thường là trên 6 tháng) , trong đó bên bao thanh toán tiến hành mua lại bằn cách chiết khấu miễn truy đòi các khoản phải thu của người xuất khẩu dựa trên cơ sở tín dụng chứng từ, hối phiếu, kỳ phiếu và bảo lãnh ngân hàng.

Trong phương thức này, để hỗ trợ tài chính cho người xuất khẩu, ngân hàng sẽ cung ứng trước cho người nhập khẩu một lượng tiền nhất định tương ứng với một tỷ lệ % nhất định trên tổn giá trị hóa đơn thương mại để giành lấy quyền đòi tiền từ người nhập khẩu và chịu mọi rủi ro nếu như người nhập khẩu không thanh toán. Ngân hàng sẽ chỉ cấp tín dụng bao thanh toán tuyệt đối cho người xuất khẩu khi người nhập khẩu được một ngân hàng có uy tín bảo lãnh thanh toán.

Trong giao dịch bao thanh toán tuyệt đối thường có bốn bên liên quan: Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng bảo lãnh ( thường là ở nước nhập khẩu) và bao thanh toán tuyệt đối

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 32 - 34)