2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI BID
2.2.5 Tài trợ trên cơ sở phương thức tín dụng chứng từ ( L/C) a) Cơ sở pháp lý
a) Cơ sở pháp lý
- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/ QHX ban hành ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 20/2004/ QHXI ban hành ngày 15/06/2004
- Các quy định, hướng dẫn, quy trình, mô tả nghiệp vụ được BIDV ban hành nhằm làm rõ và cụ thể hóa các Quy chế, Quyết định trên
- Các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế không trái với pháp luật Việt Nam mà BIDV thỏa thuận áp dụng với khách hàng trong các trường hợp cụ thể. Đặc biệt là Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 1993 ( UCP 500 ). Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ ( ISBP), Phụ trương UCP 500 về việc xuất trình chứng từ điển tử (e UCP 1.0)
b)Thủ tục phát hành L/C
Trước hết, khách hàng cần đáp ứng đủ các điều kiện về pháp lý và tài chính để BIDV có thể tiến hành phát hành L/C, các điều kiện đó bao gồm:
•Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
•Có tình hình kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm đối với Ngân hàng trong quan hệ tín dụng
•Lô hàng nhập khẩu phải có giá trị hợp lý, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng
•Có đảm bảo hợp pháp cho giá trị L/C bằng tài sản hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy
Sau đó, khách hàng cần hoàn thiện hồ sơ theo quy định của BIDV, các tài liệu bao gồm:
•Hợp đồng nhập khẩu( 1 bản, có dấu sao ý bản chính)
•Hợp đồng ủy thác ( 1 bản nếu phải nhập qua ủy thác)
•Giấy đăng ký mã số DNXNK ( 1 bản sao công chứng) và chỉ xuất trình khi thanh toán lần đầu tại BIDV
•Đối với hàng nhập khẩu có điều kiện theo quy định về quản lý hàng XNK trong từng thời kỳ của Nhà nước, cần có thêm giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ, Ban, Ngành liên quan.
Một số điểm cần lưu ý đối với khách hàng trước khi tiến hành làm thu tục đề nghị phát hành L/C :
•Trước khi mở L/C, khách hàng cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng , phương tiện giao hàng, và các chứng từ xuất trình
•Khách hàng phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng
•Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng
•Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách ký thuật quá phức tạp
•Trong quá trình giao dịch nếu có ngi ngờ, Qúy khách nên liên hệ ngay với BIDV để phối hợp xử lý
•Người mua cần xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ
c)Tình hình hoạt động tài trợ trên cơ sở phương thức tín dụng chứng từ
- Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ + Nghiệp vụ thông báo thư tín dụng
Đối với BIDV, nghiệp vụ thông báo L/C hàng xuất ngày càng phát triển qua các năm. Để đạt được kết quả này, ngoài lý do hoạt động xuất khẩu của khách hàng Việt Nam ngày càng phát triển, còn có lý do quan trọng nữa là việc mở rộng quan hệ đại lý của BIDV với các Ngân hàng nước ngoài trên toàn cầu
Bảng 2.9 : Tình hình thông báo L/C hàng xuất tại BIDV
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Trị giá thanh toán
474 559 670 801
Nguồn: Báo cáo hoạt động tài trợ thương mại quốc tế BIDV 2008,2009,2010,2011
Hiện tại, các L/C được thông báo tới BIDV không chỉ nhằm mục đích thông báo cho các khách hàng của BIDV mà còn để tiếp tục thông báo tới các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam
+ Nghiệp vụ thanh toán và chiết khấu chứng từ hàng xuất
Hoạt động này đang ngày một củng cố và phát triển tại BIDV, từ những năm đầu mới thực hiện , các giao dịch thanh toán hàng xuất bằng L/C hầu như chưa có. Nhưng đến nay doanh số thanh toán hàng xuất bằng phương thức L/C đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh số hoạt động của BIDV.
Từ những giao dịch hàng xuất của những khách hàng đã vay vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất hoặc thu mua hàng xuất đồng thời thanh toán tại BIDV, đến nay khách hàng của BIDV đã bao gồm cả những doanh nghiệp xuất khẩu lãng vai, đến chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán tại BIDV. Điều này chứng tỏ chất lượng nghiệp vụ tại BIDV đã tạo được uy tín cho khách hàng. Trong phương thức thanh toán này, vấn đề quan trọng nhất đó là phải xem xét về điều kiện điều khoản, về khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng và mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ do khách hàng lập. Vì vậy khâu thông báo thư tín dụng BIDV đã tư vấn cho khách hàng để chỉnh sửa những điều khoản bất lợi đảm bảo khả năng lập được bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo nhất.
Bảng 2.10 : Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số món 8.876 10.207 11.737 13.496
Trị giá thanh toán
617 704 803 915
quốc tế BIDV 2008,2009,2010,2011
Nhằm phát triển loại hình dịch vụ này, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất truy đòi để phục vụ khách hàng như Quy định 4795/ QĐ- PTSP ngày 17/08/2009 về việc chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C và nhờ thu. Bên cạnh đó, BIDV cũng cho phép việc chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C trả ngay theo Quyết định số 3049/ QĐ- PTSP NGÀY 02/06/2009, tuy nhiên việc chiết khấu miễn truy đòi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong các giao dịch chiết khấu hối phiếu đòi nợ của BIDV. Ngoài ra, hiện nay BIDV còn đang tiến hành mở rộng các hình thức chiết khấu bằng việc cho phép chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ theo hình thức chuyển tiền điện( TT)
Chiết khấu chứng từ hàng xuất là hình thức BIDV ứng trước trị giá bộ chứng từ hàng xuất trước khi ngân hàng phát hành thanh toán. Nghiệp vụ này giúp cho khách hàng rút ngắn thời gian vốn bị đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với những khách hàng có trị giá bộ chứng từ lớn như xuất than, gạo. Hiện nay BIDV thực hiện chiết khấu tối đa 98% trị giá bộ chứng từ đối với L/C trả ngay, 85% trị giá bộ chứng từ đối với L/C trả chậm.
Nghiệp vụ thông báo và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất được thực hiện tại tất cả các chi nhánh đã thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp, Hội sở chính không có sự kiểm tra, kiểm soát giao dịch
Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV cũng ngày một đa dạng. Trước đây, các mặt hàng xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công như giầy dép, sản phẩm may mặc- là kết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây chuyền thiết bị của Ngân hàng thì nay đã thay đổi theo cơ cấu đầu tư của ngân hàng như hàng thủy sản, cà phê, cao su, gạo, than, lâm sản
Thị trường thanh toán hàng xuất của khách hàng BIDV chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Hà Lan…
- Đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
hàng nhập chiếm một tỷ trọng lớn. Tình hình thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C qua các năm được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.11 : Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại BIDV
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số món 14. 270 16.350 18.733 21.463
Trị giá thanh toán
6.414 7.533 8.847 10.390
Nguồn: Báo cáo hoạt động tài trợ thương mại quốc tế BIDV 2008,2009,2010,2011
Nắm rõ bản chất của việc mở thư tín dụng nhập khẩu – đó là cam kết thanh toán, nên việc thanh toán bằng phương thức L/C được ngân hàng xem xét điều kiện, điều khoản ngay từ khi mở L/C. Ngoài các điều kiện về hồ sơ pháp lý của khách hàng, BIDV còn phải xem xét khả năng nguồn vốn thanh toán.
Việc phát hành thư tín dụng được thực hiện tại tất cả các chi nhánh đã thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp. Chi nhánh tự chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ khách hàng, nguồn vốn thanh toán L/C đã mở trong mức phê duyệt tín dụng của chi nhánh. Hội sở chính BIDV chỉ làm nhiệm vụ chuyển tiếp và xem xét lại các điều khoản LC đối tác với các L/C có giá trị lớn trên mức tự động của chi nhánh.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu thanh toán qua BIDV thay đổi qua các năm theo xu hướng đa dạng hóa khách hàng trong hoạt động. Nếu trong những năm mới hoạt động, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị do các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì hiện nay cơ cấu mặt hàng đã phong phú hơn rất nhiều như máy móc thiệt bị, điện tử, nguyên vật liệu, phân bón, bong sợi, hóa chất, thuốc y tế, hàng tiêu dùng…
Thị trường nhập khẩu của các khách hàng BIDV chủ yếu là từ các nước Châu Âu, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Trung Quốc.
2.2.5 Cho thuê tài chính
2.2.5.1 Cơ sở pháp lý
hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho phép áp dụng thí điểm nghiệp cụ cho thuê tài chính
- Nghị định 16/ NĐ- CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam ban hành ngày 02/05/2001 của Chính Phủ
- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QHX ban hành ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 20/2004/QHXI ban hành ngày 15/06/2004
- Các quy định, hướng dẫn, quy trình, mô tả nghiệp vụ được BIDV ban hành nhằm làm rõ và cụ thể hóa các Quy chế, Quyết định trên.
- Các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế không trái với pháp luật Việt Nam mà BIDV thỏa thuận áp dụng với khách hàng trong các trường hợp cụ thế
2.2.5.2 Thủ tục thuê tài chính
Khi thuê tài chính, bên thuê phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thuê tài chính bao gồm các giấy tờ cơ bản như sau :
•Đơn đề nghị thuê tài chính
•Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp ( ĐKKD, điều lệ, quyết định bổ nhiệm GĐ, KTT…)
•Phương án thuê tài sản
•Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất ( hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất đối với các doanh nghiệp mới thành lâp)
•Và các tài liệu liên quan khác( ví dụ: các tài liệu xác minh tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của phương án thuê)
Trên cơ sở các tài liệu trong hồ sơ cho thuê tài chính do khách hàng cung cấp, BIDV sẽ tiến hành thâm định thuê tài chính về các mặt như phân tích đánh giá tình hình tài chính, thẩm định tính khả thi của phương án thuê và đánh giá về tài sản thuê. Sau đó, trong trường hợp tài sản thuê phải nhập khẩu, BIDV sẽ tiến hành nhập khẩu tài sản, trang thiết bị và cuối cùng là hoàn tất các thủ tục thuê tài chính cùng với khách hàng của mình
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BLC) được thành lập từ nắm 1998. BLC là công ty thành viên đầu tiên của BIDV và là một trong hai công ty cho thuê tài chính đầu tiên trên thị trường. Năm 2004, Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BLC II) đưuọc thành lập trên cơ sở nâng cấp chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của BLC. Năm 2011, BLC II sáp nhập vào BLC và chuyển đổi sang công ty TNHH MTV với số vốn điều lệ 447.8 tỷ đồng
Trong giai đoạn 2008- 2010, hiệu quả hoạt động của BLC và BLC II tăng trưởng mạnh. Năm 2009 đến nay, do tác động của suy thoái kinh tế và do không thuộc đối tượng được cho vay hỗ trợ lãi suất nên hoạt động kinh doanh của các công ty đều gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, do tác động của suy thoái kinh tế khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm mạnh đặc biệt là các khách hàng trong các lĩnh vực vận tải thủy đã ảnh hưởng lớn đến tới hiệu quả kinh doanh và chất lượng cho thuê của công ty. Mặc dù vậy, lợi nhuận trước thuế đến 30/9/2011 của 2 công ty vẫn có lãi và tăng so với năm 2010
Bảng 2.12 : Một số chỉ tiêu chủ yếu của BLC giai đoạn 2008-09/2011
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 09/2011 Vốn điều lệ 200,0 200,0 200,0 200,0 Tổng tài sản 1.704,6 1.616,9 1.532,9 1.638 Dư nợ cho thuê 1.733,3 1.654,7 1.512,7 1.496 Tỷ lệ nợ xấu(%) 2,2 10,9 28,5 16,1 Lợi nhuận trước thuế 54,2 8,43 2,7 12
2.2.6 Bao thanh toán
Hiện nay, BIDV chưa triển khai hoạt động tài trợ thương mại quốc tế dưới hình thức bao thanh toán, mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu các văn bản pháp lý, quy trình nghiệp vụ và chưa có kế hoạch triển khai sớm hoạt động này.
Với tiềm lực tài chính vững mạnh và dần được minh bạch, công khai hóa, tương lai chắc chắn hoạt động bao thanh toán sẽ phát triển mạnh mẽ và góp phaanff làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của BIDV.