Các loại tín dụng chứng từ `

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 27 - 28)

d) Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC và luật Quốc gia

2.3.3 Các loại tín dụng chứng từ `

Trong thương mại quốc tế việc mua bán trao đổi hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, việc mua bán có thể được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua, hoặc cũng có thể thông qua trung gian. Mỗi loại hình mua bán lại chứa đựng những rủi ro riêng đối với người mua, người bán và ngân hàng tài trợ cho các bên. Do đó, để phù hợp với từng loại hình mua bán người ta chia ra nhiều loại thư tín dụng chứng từ khác nhau. Trong từng loại thư tín dụng thì quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia cũng khác nhau.

- Theo tính chất có các loại

•Thư tín dụng không thể hủy ngang( Irrevocable L/C) : Là loại L/C mà sau khi nó được phát hành thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực L/C chỉ có thể tiến hành trên cơ sở thỏa thuận và được chấp nhận của các bên có liên quan. Đây là một cam kết tài trợ ổn định, chắc chắn và không thể hủy bỏ. Việc đơn phương tuyên bố hủy bỏ hay sửa đổi L/C là không có giá trị pháp lý. Loại L/C này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành với cam kết thanh toán có điều kiện với người hưởng lợi. Do quyền lợi của người xuất khẩu theo loại L/C này được đảm bảo hơn nên loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.

•Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận( Confirmed Irrevocable L/C) : Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, được xác nhận bởi một ngân hàng thứ ba

thông thường là ngân hàng quốc tế có uy tín bảo đảm tối đa khả năn thanh toán thư tín dụng. Loại thư tín dụng này có hai ngân hàng là ngân hàng phát hành và ngân hàn xác nhận cùng cam kết tài trợ ( đồng tài trợ) cho người hưởng lợi.

•Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C) : Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu:” Miễn truy đòi người ký phát”

•Thư tín dụng hủy ngang có giá trị trực tiếp ( Irrevocable Straight L/C) còn có nghĩa là không được chuyển nhượng, hoặc L/C đích danh : Là loại thư tín dụng không hủy ngang, trong đó duy nhất chỉ có ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu hoặc chứng từ được ký phát bởi người hưởng lợi. Ngân hàng phát hành cũng không thực hiện bất cứ một cam kết hay nghĩa vụ nào của mình đối với bất kỳ ai ngoài người hưởng lợi.

- Theo thời hạn thanh toán :

•Thư tín dụng trả ngay ( At sight L/C ): là loại L/C, trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản trong L/C tại ngân hàng được chỉ định thanh toán

•Thư tín dụng trả chậm ( Deferred Payment L/C) : là loại L/C quy định việc thanh toán sẽ được tiến hành vào một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu L/C chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm nghĩa là ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán cho bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong L/C vào một thời điểm xác định trong tương lai và ngân hàng phát hành cũng cam kết thanh toán bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn

Ngoài ra, còn một số loại thư tín dụng đặc biệt: + Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable L/C ) + Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

+ Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C ) + Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) + Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)

+ Thư tín dụng điều khoản đỏ ( Red clause L/C)

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 27 - 28)

w