Huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 45 - 47)

3. KINH NGHIỆM TÀI TRỢ THUƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

1.4.1 Huy động vốn

Theo báo cáo thường niên năm 2011, tính đến ngày 31/12/2011 tổng tài sản của BIDV đã đạt gần 421.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010. Trong năm 2011, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng đạt 286.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với năm 2010.

Năm 2011 là năm đầy sóng gió với nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt hơn 9%, lạm phát gia tăng. Trước tình hình đó, BIDV vẫn thực hiện nghiêm túc các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để đưa ra được các chính sách kịp thời, hiệu quả và đảm bảo giữ được nền vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các tổ chức tín dụng khác. Trên cơ sở mục tiêu chung, những mục tiêu cụ thể là :

- Triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá,

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư, các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế.

- Triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với một số tập đoàn, tổng công ty lớn về huy động vốn, kết hợp tín dụng.

- Đa dạng hóa khách hàng

- Cơ cấu lại mạng lưới theo hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV trên thị trường tiền tệ. Đặc biêt, năm 2011 triển khai thành công kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng( IPO) trong tháng 12 vừa qua, chính thức tiến hành cổ phần hóa. Hơn 84,7 triệu cổ phần đã được bán hết thu về cho Nhà nước hơn 1.575 tỷ đồng.

Từ năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường vốn nói riêng có những biến động phức tạp, là

công cụ điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất cũng thay đổi. Trước áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt, BIDV vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động từ Tiền gửi của khách hàng và Phát hành giấy tờ có giá đứng thứ 2 trong khối Ngân hàng thương mại nhà nước. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006-2010 đạt mức cao( bình quân 22%/ năm). Nguồn vốn có tính ổn định là tiền gửi từ dân cư và tiền gửi có kỳ hạn giữ tỷ lệ cao trong tổng nguồn huy động vốn:

Đơn vị : tỷ đồng %

Biểu đồ 1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006- 2010

Nguồn : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Chiến lược thu hút vốn của BIDV là chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giữ được quan hệ với khách hàng lớn bên cạnh phát triển các khách hàng mới là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, gia tăng về nền khách hàng để có cơ cấu nguồn vốn ổn định hơn, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu thanh toán, tần suất thanh toán cao tạo nền vốn rẻ, ổn định, giảm bớt mức độ tập trung quá lớn vào một khách hàng lớn. Thực hiện chiến lược huy động vốn của mình, BIDV có kế hoạch mở ộng mạng lưới huy động vốn bao gồm các quầy giao dịch, quầy đổi ngoại tệ, ngoài các mô hình truyền thống như quầy tiết kiệm và giấy tờ có giá. Cụ thể, BIDV sẽ phát triển mạng lưới 998 điểm bao gồm 135 chi nhánh; 640 điểm giao dịch; 223 tiết kiệm, và 1558 máy ATM cho đến cuối năm 2013.

1.4.2 Hoạt động tín dụng

Kể từ khi thành lập, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh cốt lõi của BIDV (tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản năm 2010 là 67%), thu từ lãi đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của ngân hàng. Giai đoạn 2006-2010, hoạt động tín dụng đạt những kết quả vượt bậc với việc thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng, xử lý nợ xấu và kiể2m soát tỷlệ nợ xấu. BIDV đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng. Theo báo cáo tài chính của BIDV năm 2011 đến 30/9/2011, dư nợ cho vay khách hàng của BIDV (chưa bao gồm cho vay ủy thác và cho vay bằng vốn ODA) đạt 253.646 tỷ đồng, tăng gần 7% so với 31/21/2010. Năm 2011, BIDV thực hiện nghiêm túc, triệt để theo tinh thần Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như định hướng điều hành của NHNN. Giai đoạn 2006 – 2010, tăng trưởng tín dụng bình quân của BIDV là 25%, thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng do mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nền khách hàng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng.3

Theo kết quả mới nhất vừa công bố tại báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của BIDV năm 2011 hoạt động tín dụng năm 2011 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, tổng dư nợ đạt trên 274.000 tỷ đồng.Bên cạnh đó, BIDV còn thiết lập được quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các đối tác chiến lược là các tập đoàn và các tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác toàn diện. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững. Mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 đạt trên 20%.

BIDV đã thực hiện chính sách tín dụng đồng bộ và linh hoạt như phát triển các

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – BIDV (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w