Thời gian dành cho con và gia đình

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 91)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.5.3.Thời gian dành cho con và gia đình

Bằng cách nào mà các bậc cha mẹ làm cho con cái biết được rằng họ yêu chúng vô cùng và chúng là tài sản quý báu, duy nhất không có gì thay thế được? Một cách dễ nhất mà bọn trẻ thường dùng để đo lượng thời gian của bố mẹ là đếm lượng thời gian mà bố mẹ dành cho chúng. Nói cho cùng, khi yêu một ai đó thì lúc nào người ta cũng muốn dành nhiều thời gian để ở bên họ. Vì lẽ đó, nếu các con có ấn tượng là bố mẹ không muốn dành thời gian cho chúng thì đương nhiên chúng sẽ nhận định rằng bố mẹ thật sự không yêu chúng, dù có nói điều gì đi nữa. Và hiển nhiên, nếu tạo cho con ấn tượng là bố mẹ không thật lòng muốn chúng ở bên cạnh thì dù có dành nhiều thời gian đi nữa điều đó cũng trở nên vô ích.

Những đứa con ở độ tuổi vị thành niên luôn có nhu cầu biết bố mẹ có yêu chúng hay không, và giả sử rằng chúng đáp nhận tình yêu ấy, dù chỉ một lần thôi, thì hãy cho chúng đủ thời` gian để tin và nhận ra rằng bố mẹ lúc nào cũng yêu thương chúng hết mực và mãi mãi vẫn như thế. Những cuộc trò chuyện quan trọng thường diễn ra một cách bột phát. Những lúc có cha mẹ ở bên cạnh thì trong tâm trí bọn trẻ sẽ dần xuất hiện những câu hỏi hay những vấn đề cần thắc mắc. Thông thường, những đứa trẻ mới lớn có thói quen hỏi những vấn đề sâu xa nhất trong những thời điểm bất chợt. Những buổi trò chuyện diễn ra một cách đều đều, cứng nhắc và đầy quyền uy sẽ luôn là một cảnh tượng đầy hăm doạ và ít hiệu quả hơn việc tạo ra cơ hội cho con mình có dịp giải toả những tâm tư, tình cảm, những lỗi lầm và những thất vọng của chúng. Bố mẹ sẽ không bao giờ tạo ra mối quan hệ thân thiết với con nếu không dành nhiều thời gian gần gũi với chúng.

Đề cập đến vấn đề nghề nghiệp, các bậc phụ huynh dù ở ngành nghề nào cũng đều bận rộn, nhưng mỗi ngành nghề với đặc thù riêng của nó cũng làm nên sự khác nhau về thời gian dành cho con cái. Trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ có ý nghĩa quan trọng, bởi vì nghề nghiệp gián tiếp nói đến vị trí xã hội của bố, mẹ, đến thu nhập và các hoạt động văn hóa - xã hội khác của gia đình. Nghề nghiệp của bố, mẹ còn là một trong những yếu tố tác động không

91

nhỏ đến nhận thức, hành vi của con cái. Trong điều kiện đời sống, xã hội ở thành phố, các gia đình không có chung một nghề nghiệp thuần túy như vùng nông thôn, do đó cần phải phân loại và xác định cơ cấu để xem đặc trưng về nghề nghiệp của bố, mẹ các em như thế nào. Kết quả khảo sát cho thấy :

Về nghề nghiệp của bố :Qua trả lời của 179 em, được biết nghề nghiệp của bố các em được xếp vào nhóm như sau: Nhóm cán bộ công chức nhà nước chiếm 15,6%; nhóm cán bộ nghiên cứu chiếm 2,2%; nhóm bộ đội công an chiếm 7,2%; nhóm kinh doanh, buôn bán chiếm 22,8%; nhóm công nhân chiếm 15,0%; nhóm làm nghề tự do chiếm 36,7%.

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nghề nghiệp của bố và mẹ

Về nghề nghiệp của mẹ: Qua trả lời của 178 em (Phiếu hỏi HS), nghề nghiệp của mẹ các em được xếp theo các nhóm như sau: Nhóm cán bộ công chức nhà nước chiếm 20,0%; nhóm cán bộ nghiên cứu chiếm 1,7%; nhóm bộ đội công an chiếm 2,8%; nhóm kinh doanh, buôn bán chiếm 27,2%; nhóm công nhân chiếm 12,2%; nhóm làm nghề tự do chiếm 35,0%.

Trong số nghề nghiệp trên, các em có bố, mẹ làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất (mẹ 35,3%, bố 29,1%); tiếp đến là các em có bố, mẹ làm nghề kinh doanh (bố 21,4%, mẹ 19,9%); các em có bố, mẹ làm nghề cán bộ công chức (bố 17,9%, mẹ 13,4%); các em có bố, mẹ làm công nhân (bố 17,9%, mẹ 11,9%); các em có bố, mẹ là bộ đội, công an (bố 11,2%, mẹ 1,5%); các em có bố, mẹ làm cán bộ nghiên cứu khoa học (bố 2%, mẹ 8,5%).

92

Sự khác nhau ở hình 2.6 có thể lý giải là do nghề nghiệp của bố, mẹ tác động tới nhận thức và hành vi của các em. Phải chăng nhóm các gia đình là cán bộ nghiên cứu khoa học có nhận thức cao hơn, có phương pháp giáo dục con cái tốt hơn và bản thân phải mẫu mực hơn, nên con cái của họ ít hư hỏng hơn. Còn nhóm các gia đình làm nghề tự do, có thể bị hạn chế bởi trình độ học vấn nên không xác định được nghề nghiệp ổn định. Nghề nghiệp không ổn định thì thu nhập không ổn định, gia đình tất yếu sẽ không có sự ổn định về các hoạt động khác trong đó có việc giáo dục con cái. Mặt khác, vì làm nghề tự do nên không có khuôn mẫu và mực thước ổn định, do vậy khó định hướng con cái học tập noi theo...

Chia sẻ với chúng tôi có ý kiến cho rằng: „„Nhiều gia đình chủ quan thấy con mình ngoan ngoãn, học giỏi nên chỉ lo nghĩ kinh doanh kiếm tiền, chẳng dạy con học hành gì cả mà chỉ nhắc nhở đến giờ rồi đi học. Thời gian dành cho con không có. Thấy con nói đi học thêm nơi này, nơi kia là rất vui vì nghĩ con mình hiếu học. Thế nhưng bẵng đi một thời gian, thấy cô giáo chủ nhiệm mời phụ huynh đến thông báo tình hình học tập và hiện tượng bỏ học thường xuyên, đánh nhau cũng chỉ về chuyện tình cảm của con mình. Lúc đó bố, mẹ mới té ngửa ra thì đã muộn rồi‟‟(Nữ, 43 tuổi, giáo viên).

Thế nhưng trong cuộc sống của thời hiện đại như ngày nay, thời gian đối với mỗi người đều rất quý giá. Thật khó khăn khi vừa sắp xếp thời gian cho công việc, cho việc chăm sóc gia đình và lại có thời gian nhiều để dành cho con cái. Cuộc sống nhanh buộc con người phải sử dụng hết số thời gian của mình trong một ngày, thời gian dành cho chính bản thân mình cũng không có nhiều nên thời gian dành cho gia đình và con cái hầu như rất ít. Qua khảo sát được biết có 57,5% số người được hỏi nói rằng họ dành dưới 1 giờ để chuyện trò, tâm sự với con cái; 34,2% dành từ 1 đến 2 giờ và chỉ có 8,2% số người được hỏi dành từ 2 đến 3 giờ.

Qua quan sát chúng tôi thấy rằng đa số các bậc cha mẹ thường lồng ghép việc chuyện trò, tâm sự với con cái trong khi làm việc hay trong bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ, ít khi bố mẹ dành hẳn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để trò chuyện với con. Nhiều nhất là vào bữa ăn tối của gia đình vì đó là lúc cả gia đình tụ họp đông đủ nhất sau một ngày làm việc, họ quây quần quanh

93

mâm cơm để nói và bàn bạc về mọi chuyện như: công việc, học hành, cách đối nhân xử thế, và nhiều vấn đề khác. Có rất nhiều người lại hay chuyện trò, tâm sự với con cái khi lên giường đi ngủ. Đó là lúc rảnh nhất sau một ngày làm việc vất vả đối với hầu hết những người dân lao động chân tay. Một người tâm sự cho biết: “Thường thì những lúc vui vẻ, thường là buổi tối trước lúc đi ngủ là hay nói nhất. Mình bận đi làm, các cháu tối phải học, học xong tầm 10 giờ tối, có hôm còn muộn hơn ấy chứ lúc đó mẹ con lại nằm với nhau để tâm sự cũng chỉ được vài câu thôi” (Nữ, 42 tuổi, buôn bán).

Có thể nói cả bố và mẹ, bằng cách này hay cách khác đều quan tâm đến con cái mình nhưng mỗi người có một cách quan tâm và chăm sóc khác nhau. Riêng việc dành thời gian để nói chuyện với con cái, qua điều tra thấy đa số các bà mẹ dành nhiều thời gian hơn so với các ông bố. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này nhưng lý do đầu tiên mà gần như ai cũng biết đó là người mẹ chính là người gần gũi với con hơn ai hết. Ngay từ khi con còn ở trong bụng, mẹ đã ôm ấp nâng niu cho đến khi lọt lòng, con cái lớn lên bằng dòng sữa mẹ, bằng lời ru của mẹ và luôn luôn nằm trong vòng tay của mẹ với sự âu yếm yêu thương vô bờ bến. Đứa bé bao giờ cũng cảm thấy yên tâm và an toàn khi nằm trong vòng tay của mẹ. Cảm giác đó theo đứa trẻ đến khi chúng lớn khôn và theo đến hết cả cuộc đời. Tình cảm giữa người mẹ và con cái thường gắn bó mật thiết. Chính vì vậy mà con cái hay có nhu cầu tâm sự, chuyện trò với mẹ nhiều hơn với những người khác cả khi đó là người bố. Nó trở thành nhu cầu tự nhiên đối với đứa trẻ. Do vậy, hơn ai hết người mẹ cần phải nhận thức rõ được điều này để cố gắng làm sao dành được nhiều thời gian hơn nữa để tâm sự với những đứa con của mình tránh để xảy ra những hiện tượng xấu thì lúc đó đã muộn.

Thời gian là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả của giáo dục nhưng số lượng thời gian giáo dục không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả giáo dục. Nếu không có một phương pháp hợp lý, một tri thức phong phú, một vốn sống lớn mà lại dành rất nhiều thời gian để nhồi nhét những vấn đề xáo rỗng, nhàm chán thì sẽ gây áp lực rất lớn tạo sự căng thẳng về mặt tinh thần đối với người được giáo dục, nhất là đối với trẻ em. Thậm chí trong một số trường hợp gây nên sự sợ hãi, tạo tâm lý hoang mang, sẽ phản tác dụng. Do vậy, điều cần thiết là dành một khoảng thời gian hợp lý trong một thời điểm

94

thích hợp thì giáo dục mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bậc cha mẹ cho phép mình không quan tâm đến việc dành thời gian cho con cái.

Dành thời gian cho con là một điều rất cần thiết mà phần lớn các ông bố, bà mẹ đều ý thức được. Nhưng với xã hội phát triển như ngày nay, đa số các bậc cha mẹ do bận bịu công việc nên việc dành thời gian cho con là cả một vấn đề lớn. Trong số tất cả những khó khăn vướng phải trong việc giáo dục con cái thì khó khăn về mặt thời gian chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều tra tại quận Hà Đông cho thấy có tới 38,4% số người được hỏi nói rằng thiếu thời gian dành cho con cái. Thật vậy, trong thời buổi kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống của con người ngày một nhanh hơn để bắt kịp với sự vận động của xã hội. Không kể ngành nghề gì, công việc nào, tất cả mọi người đều tham gia vào công việc, vào các hoạt động xã hội. Lối sống và cách làm việc theo kiểu phương Tây đã thúc giục con người, làm năng động con người, cùng với nó là hiệu quả công việc cao, thu nhập cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. Chính vì vậy, con người không còn nhiều thời gian để chăm sóc giáo dục con cái, thậm chí không còn thời gian dành cho chính bản thân mình. Một số gia đình đã gửi gắm hay phó mặc con cái mình cho nhà trường và xã hội trông nom, dạy dỗ. Trước kia, không có phong trào trẻ em học bán trú cả ngày ở trường, nhưng ngày nay là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Bố mẹ đi làm cả ngày và con cái ở trường cả ngày. Sáng sớm cả gia đình rời khỏi nhà và họ chỉ nhìn thấy nhau vào bữa tối, đó là lúc bố mẹ, con cái trao đổi, chuyện trò với nhau sau một ngày làm việc, học tập. Bữa ăn tối kết thúc cũng là lúc bố mẹ và con cái ai nấy lại vào công việc của mình. Chính vì vậy mà quỹ thời gian để trao đổi trò chuyện giữa cha mẹ và con cái ngày càng bị thu hẹp. Vì thế nên họ không có nhiều điều kiện để hiểu con mình, nắm bắt kịp thời những mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của con cái. Chính điều này đã làm cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái nói riêng và giữa các thành viên trong gia đình với nhau ngày một xa cách. Bố mẹ không hiểu hết con cái nên đã có rất nhiều gia đình con sa vào các tệ nạn xã hội như đánh nhau, cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút… từ bao giờ mà cha mẹ không hề biết, thậm chí bố mẹ lại là người biết cuối cùng về điều đó. Sự hư hỏng của một bộ phận thanh thiếu niên cũng bắt đầu từ đó.

95

Trong vòng quay nhanh của cuộc sống, có thể nói cả nam và nữ đều không có nhiều thời gian dành cho gia đình và con cái. Qua kết quả điều tra, số phụ nữ khó khăn về mặt thời gian nhiều hơn so với nam giới. 51,5% phụ nữ được hỏi nói rằng thiếu thời gian trong khi ở nam giới là 27,5%. Phụ nữ ngày nay không còn giống như thời trước kia là chỉ quanh quẩn ở nhà với những công việc bếp núc, nội trợ, họ đã vươn ra ngoài xã hội, tham gia hoạt động vào nhiều lĩnh vực. Có những công việc trước kia tưởng như chỉ dành cho nam giới thì ngày nay đều có sự tham gia của phụ nữ. Họ ngày càng khẳng định khả năng của mình, khẳng định sự không hề thua kém nam giới trong các công việc. Phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất, vào các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí và hưởng thụ các dịch vụ xã hội bình đẳng với nam giới. Chính vì thế mà họ có vai trò kép: trong gia đình và ngoài xã hội. Điều này một mặt làm nên sự tiến bộ của phụ nữ và bên cạnh đó là sự vất vả của họ. Đối với những phụ nữ không nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ từ phía gia đình, mà quan trọng nhất là từ người chồng thì khó khăn này càng tăng lên gấp bội.

Tóm lại, những người dân ở quận Hà Đông còn gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, trong đó có những khó khăn chủ yếu như đã nêu ở trên. Đa số những người có trình độ học vấn thấp mắc phải những khó khăn về kiến thức dạy con. Sự hạn chế về kiến thức gây ra những khó khăn nhất định trong phương pháp giáo dục con cái. Khi nói về mặt thời gian thì phần lớn những người được điều tra đều thiếu thời gian dành cho con cái. Không có sự khác nhau nhiều giữa các ngành nghề, học vấn lứa tuổi hay giới tính trong vấn đề này. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho con cái, các bậc cha mẹ phải tự trau dồi, nâng cao sự hiểu biết của mình, để có những kiến thức vững vàng tạo điều kiện tốt cho việc dạy dỗ con cái. Sự tự học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cũng giúp cho cha mẹ có những phương pháp đúng đắn, hợp lý trong quá trình giáo sdục con, làm cho việc giáo dục trở nên hiệu quả hơn. Chính điều này cũng đồng thời giúp cho các bậc phụ huynh nhận ra rằng sự quan tâm của họ đối với con là vô cùng quan trọng và một trong những việc thể hiện sự quan tâm đó chính là việc dành thời gian để tâm sự, chuyện trò nhằm hiểu con hơn. Đó là điều quan trọng hơn cả. Đa số các bậc cha mẹ đều đã có ý thức về tầm quan trọng đó nhưng chưa ý thức được một cách sâu sắc. Bên

96

cạnh đó do trình độ học vấn thấp, trình độ hiểu biết có hạn nên sự hạn chế về mọi mặt trong vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái cũng là điều dễ hiểu. Giáo dục đạo đức cho con cái là nội dung giáo dục cơ bản trong các gia đình, trong đó vai trò của cha, mẹ là rất quan trọng. Các mối quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 91)