7. Phương pháp nghiên cứu
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận: Lý thuyết xã hội hoá
1.1.2.1. Diễn biến xã hội hoá
Theo Smelser - nhà xã hội học người Mỹ, xã hội hoá diễn ra dưới sự tác động của ba nhân tố cơ bản là: sự mong đợi, sự thay đổi hành vi và thói khuôn phép.
Sự mong đợi từ phía xã hội đối với cá nhân. Xã hội mong đợi hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với vị trí của họ trong xã hội, những chuẩn mực xã hội mà xã hội có nhiệm vụ truyền lại cho bản thân mỗi người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ đó, mỗi cá nhân hoà nhập và thích ứng được đời sống xã hội. Đồng thời, bản thân mỗi cá nhân cũng mong muốn đáp ứng được những mong đợi của xã hội qua cách thức học hỏi xã hội trong mối tương tác xã hội lẫn nhau.
Vì vậy, sự mong đợi thường liên quan đến vai trò xã hội nhất định của mỗi cá nhân. Xã hội mong đợi mỗi cá nhân trong trường hợp cụ thể phải có những hành vi hợp qui luật, hợp chuẩn mực giá trị của xã hội.
Nhưng những mong đợi liên quan đến vai trò không chỉ đơn giản một chiều, không phải chỉ đơn giản đòi hỏi mỗi người phải có những hành vi cụ thể nào đó. Ngược lại, người đó cũng có quyền đòi hỏi những người khác phải đối xử với mình theo cách nào đó. Như vậy, một vai trò xã hội liên quan đến đòi hỏi chung mang tính tương tác xã hội.
Sự thay đổi hành vi. Trong quá trình tương tác xã hội, các cá nhân học hỏi những giá trị chuẩn mực xã hội để đóng đúng vai trò xã hội nhất định của mình, đã dần dần thay đổi hành vi và sự thay đổi hành vi cũng thường xảy ra khi liên
25
quan đến sự thay đổi vai trò và xung đột giữa các vai trò. Về bản chất, xã hội hoá là một phương tiện tạo ra sự thay đổi do con người học được hành vi chứ không phải hành vi được xã hội khoác lên con người.
Thói khuôn phép. Khuôn phép là cách ứng xử chịu sức ép của một nhóm xã hội hay xã hội nói chung nhằm đáp ứng những chuẩn mực mà các cá nhân bị áp đặt hay được đề nghị. Con người với tư cách là cá nhân không thể tự do học hỏi, lĩnh hội được tất cả những quy luật văn hoá mà chỉ có thể lựa chọn trong đó những gì phù hợp với vai trò của mình. Chính vì vậy, con người phải cố gắng đi vào khuôn phép ở trong từng nhóm xã hội nói riêng và xã hội nói chung. Điều này giải thích bằng hai nguyên nhân: những khả năng sinh học hạn chế của con người và những hạn chế do nền văn hoá.
Sự đồng nhất trong hành vi chỉ ra rằng, theo bản chất của mình, xã hội hoá là quá trình nhiều hướng khác nhau mang tính hai mặt. Nó được diễn ra ảnh hưởng qua lại giữa những nhân tố sinh học và văn hoá, giữa những ai thực hiện xã hội hoá với ai bị xã hội hoá.
Từ đó, xã hội hoá có thể được mô tả theo quan niệm khách quan (xã hội ảnh hưởng tới cá nhân) và quan niệm chủ quan (cá nhân đáp ứng lại xã hội).
Về phương diện khách quan, xã hội hoá là diễn tiến theo đó xã hội truyền thống văn hoá của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác và làm cho cá nhân thích ứng bởi những qui luật văn hoá được chấp nhận và tán thành của một đời sống xã hội có tổ chức. Nhiệm vụ của xã hội hoá là phát triển kỹ năng và kiến thức mà cá nhân cần tới, truyền đạt những ước vọng, những hệ thống giá trị, những lý tưởng cuộc đời mà một xã hội riêng biệt nào cũng đều có và nhất là dạy cho cá nhân những vai trò sẽ phải đóng.
Về phương diện chủ quan, xã hội hoá là quá trình nơi cá nhân đang thích ứng với những người xung quanh, đang nhập dần vào xã hội ở một nền văn hoá xã hội nhất định. Con người học hỏi khi tiếp xúc với xã hội trong mối tương quan với xã hội.
Như vậy, xã hội hoá là sự thống nhất giữa hai khuynh hướng đối lập:
- Tiêu chuẩn hoá được thể hiện trong sự cố gắng của cá nhân muốn giống như những người khác, được thể hiện trong sự nắm vững những giao tiếp chung và hoạt động chung.
26
- Cá thể hoá được thể hiện tập trung sự cố gắng hình thành “cái tôi của mình” để triển khai những phương pháp độc đáo của sự giao tiếp và hoạt động.
Cá thể hoá được hiểu là việc cá nhân nhập tâm và cá nhân hoá kinh nghiệm xã hội của mình. Vì vậy, mỗi người vừa là con người độc đáo vừa là con người xã hội. Nhưng theo Fichter, xã hội học nghiên cứu những cái gì có tính cách xã hội chung cho nhiều người, có sự tham gia của nhiều người hơn là những cái gì có tính cách là độc nhất, cá biệt hay riêng tư cho một cá nhân. Những yếu tố tác động của xã hội hoá thường có kết quả giống nhau trên một số đông người và chính vì có sự tương đồng chung cho nhiều người nên mới có khoa học xã hội.
1.1.2.2. Xã hội hoá trẻ em
Xã hội hoá trẻ em được thực hiện bằng cách nào? Không ai có thể đưa ra được một câu trả lời một cách toàn diện giúp giải thích bản chất của quá trình này. Sự phân tích bốn yếu tố tâm lý: sự bắt chước, sự đồng nhất, lòng biết lỗi và lòng xấu hổ giúp cho việc nhận diện quá trình xã hội hoá trẻ em diễn ra như thế nào và bằng cách nào.
Sự bắt chước: Là sự cố gắng một cách có nhận thức của đứa trẻ. Trẻ sao chép lại mẫu hành vi nhất định của bố mẹ và những người xung quanh.
Sự đồng nhất: Là phương pháp lĩnh hội hành vi cha mẹ của trẻ em, những mục đích, giá trị như là của riêng mình. Trẻ em tiếp nhận những đặc điểm nhân cách của bố mẹ và những người mà chúng gắn bó thân thiết.
Sự bắt chước và sự đồng nhất là những bộ máy thực chứng vì tạo điều kiện cho sự hình thành hành vi nhất định.
Sự xấu hổ: Xảy ra khi trẻ có hành vi sai lệch bị mọi người bắt gặp và trẻ có cảm giác bị tố cáo và bị làm nhục.
Lòng biết lỗi: gắn liền với sự dằn vặt nhưng ở đây nói về sự tự trừng phạt về hành vi sai lệch của chính bản thân mình, không phụ thuộc vào người khác. Cũng như sự bắt chước và sự đồng nhất, cảm giác xấu hổ và sự ăn năn hối lỗi là những cơ chế, những “bộ máy” tâm lý có tác dụng điều chỉnh quá trình học hỏi kinh nghiệm sống ở trẻ em tức là quá trình xã hội hoá trẻ em[23, tr.106 - 107].
1.1.2.3. Môi trường cơ bản của xã hội hoá
27
- Các tác nhân chính thức trong quá trình xã hội hoá là các thiết chế giáo dục, tôn giáo, quân sự… Các tác nhân chính thức bao giờ cũng có cấu trúc chặt chẽ hơn, trách nhiệm cao trong sự truyền đạt các mô hình hành vi được xã hội chấp nhận.
- Các tác nhân xã hội hoá không chính thức bao gồm những sự tác động qua lại của gia đình, bạn hữu, các phương tiện truyền thông…
Gia đình là một môi trường xã hội hoá có tầm quan trọng chính yếu. Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc vào. Quá trình xã hội hoá bắt đầu ngay trong gia đình. Gia đình là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học của nó và những mối liên hệ của nó phù hợp với môi trường. Sự phụ thuộc về vật chất và mật thiết tình cảm tạo ra sự kết dính mạnh mẽ của trẻ em với những người chăm sóc. Vì thế đối với trẻ, gia đình đại diện cho thế giới rộng lớn xung quanh nó. Do đó, sự cảm nhận về thế giới, về xã hội và về chính bản thân ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ, hành vi, niềm tin của gia đình. Thông qua các thông tin có lời và không có lời, cha mẹ đã truyền đạt lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh.
Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc. Là cội nguồn tình cảm, là điểm tựa, cái nôi của sự bình yên. Văn hoá con người bắt đầu từ văn hoá gia đình, là thành tố của văn hoá con người, rõ ràng quá trình xã hội hoá của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi đã lớn. Có thể nói những gì mà cá nhân thu được kể cả vai trò xã hội mà họ sẽ đóng sau này trong cuộc sống lao động đều được chuẩn bị và học hỏi từ lúc cá nhân còn nhỏ sống trong môi trường gia đình.
Việc thực hiện xã hội hoá con cái được thực hiện ở tất cả các giai đoạn, bắt đầu từ sự chăm sóc lúc con còn nhỏ, dạy cho chúng những điều sơ đẳng trong cách cư xử của con người, thông qua các thời kỳ học tập ở nhà trường, cho đến khi tự lập trong gia đình và nghề nghiệp của chúng. Chỉ có tham gia đóng góp đầy đủ và có hiệu quả như thế trong quá trình xã hội hoá con cái của mình, gia đình mới đảm bảo được sự thành công của con cái mình, mới thoả
28
mãn được những yêu cầu, khát vọng của bản thân mình, cuối cùng điều đó không những góp phần duy trì sự trường cửu của xã hội mà gia đình là một thành phần, mà còn tăng cường được lực lượng có tác dụng quyết định sự tiến bộ của xã hội.
Trường học. Trong xã hội truyền thống, gia đình đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xã hội hoá cho thế hệ trẻ. Nhưng trong xã hội hiện đại, trách nhiệm này được chia sẻ với các tổ chức chính thức, trong đó bộ phận quan trọng hơn cả là trường học. Xã hội càng phức tạp, càng có kỹ năng bao nhiêu để phổ biến chính thức các kỹ năng và kiến thức cần thiết càng cần thiết xây dựng những thiết chế có chủ định. Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt kiến thức đã được tích luỹ và các đường lối chính trị - kinh tế của quốc gia cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng của xã hội hoá cơ quan xã hội chính yếu, được cấu trúc và tổ chức cao nhằm thực hiện các quy luật xã hội mà xã hội mong đợi. Trường học cũng được thiết kế sao cho các kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang tính kế thừa nhau. Giáo dục chính thức quan trọng đến mức mà hầu như việc tuyển nhân sự vào các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào cá nhân hoàn tất như thế nào các khoá học trong trường.
Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu các môn học truyền thống mà còn cả những quy tắc và cách thức quy định hành vi. Học sinh không chỉ học những môn văn hoá mà còn cả cách làm sao quan hệ với giáo viên, với bạn bè.
Nhóm ngang hàng (nhóm cùng địa vị). Mặc dù chức năng cơ bản của nhóm ngang hàng là giải trí nhưng trong thực tế nhóm ngang hàng cũng là một tác nhân tạo ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình xã hội hoá, thậm chí đối với một số cá nhân, nhóm ngang hàng lại là tác nhân xã hội hoá mạnh nhất.
Những người trong nhóm ngang hàng có cùng một địa vị cho việc quan hệ của họ tương đối bình đẳng. Họ thường chia sẻ một chỗ đứng trong thang bậc xã hội như nhau kể cả trong quan hệ quyền lực.
Những người trong nhóm ngang hàng chịu ảnh hưởng của nhóm nhất là trong thời kỳ dậy thì.
Trong thời kỳ này, thanh thiếu niên dành phần lớn thời gian sinh hoạt trong ngày cùng với bạn bè. Những thiếu niên ở tuổi dậy thì cùng nhau tạo nên
29
tiểu môi trường văn hoá riêng. Khác với các giá trị, chuẩn mực văn hoá toàn xã hội, hay nói chính xác hơn văn hoá của những người lớn.
Trong thời kỳ dậy thì, đối với họ, sự nổi tiếng trở thành một mục đích quan trọng nhất và sau đó là việc tiếp thu các giá trị và biến đổi các giá trị của nhóm ngang hàng trong cuộc sống. Điều đó được coi là sự đóng góp to lớn trong hành động và trong nhận thức. Những thiếu niên sử dụng thành thạo biệt ngữ, mặc quần áo đúng kiểu của nhóm và tự nguyện sống theo những giá trị riêng của nhóm sẽ được bạn bè tán đồng và tiếp nhận.
Thông tin đại chúng đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội phát triển. Hàng ngày con người dành một lượng thời gian đáng kể để xem tivi, internet (trong đó có báo điện tử), báo viết, tạp chí, nghe đài....
Phương tiện thông tin đại chúng tăng cường các ý nghĩa của giá trị văn hoá, các chuẩn mực văn hoá qua các chương trình giáo dục, qua các nội dung phát trên truyền hình, trên đài phát thanh, trên các trang internet, báo điện tử cũng như báo viết... Cá nhân, ở mức độ nhất định, lĩnh hội được những vai trò và những quy định hành vi trong xã hội từ những phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung điển hình thể hiện trong những phương tiện thông tin đại chúng là sự tác động sâu sắc đến quá trình xã hội hoá khi tạo điều kiện cho sự lĩnh hội những giá trị nhất định và hình mẫu nhất định của hành vi. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng tác động của truyền hình, báo điện tử với tư cách là tác nhân xã hội hoá cũng rất to lớn như là hình ảnh của bố mẹ. Truyền hình và báo điện tử là thông tin đại chúng lớn hơn cả, ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình xã hội hoá so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác [23, tr.113 -115].
Văn học, nghệ thuật, phim ảnh, kịch, nhạc, tranh ảnh... đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân....
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu về giáo dục và giáo dục đạo đức trong gia đình
Gia đình luôn là đối tượng có sức hấp dẫn đối với các đề tài nghiên cứu về con người và các mối quan hệ xã hội của họ. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về gia đình ở trong nước được công bố. Tuy nhiên, vấn đề gia
30
đình cũng như những khía cạnh liên quan đến gia đình ví như một đại dương bao la, vừa gần gũi với chúng ta, lại vừa bí ẩn không cùng. Nhiều khía cạnh của gia đình đã được các giới nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và công bố trên các ấn phẩm khoa học chuyên ngành khác nhau, có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau:
Ở tầm vĩ mô, có một số công trình nghiên cứu lớn liên quan đến gia đình như: “Việt Nam phong tục” (1915) của Phan Kế Bính. “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938) của Đào Duy Anh. Thông qua những khảo cứu mang dấu ấn dân tộc học, hai công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha – con, việc giáo dục con trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó trước ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. Công trình nghiên cứu “Nho giáo và gia đình” của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn hóa gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của nho giáo trong giáo dục gia đình, những mặt tích cực và tiêu cực của nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách trong gia đình và xã hội; tổng kết những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam có