Tôn sư, trọng đạo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 66)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Tôn sư, trọng đạo

Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư– Phụ”. Tuy nhiên, do đất nước trải qua chiến tranh, qua nhiều thời kỳ với nhiều khó khăn, thử thách, nhà giáo VN cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời bao cấp, cũng như các nghề khác, nhà giáo không thể sống được bằng nghề, phải làm thêm nhiều công việc khác không liên quan gì đến dạy học để kiếm sống.

Trong xã hội hiện đại, tri thức và trí tuệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và được đề cao hơn so với thời đại trước đó. Vì vậy, việc đầu tư vật chất và tinh thần để giáo dục kiến thức cho con cái đã được các gia đình chú ý. Tuy nhiên, vẫn còn tới 70,8% số gia đình được hỏi khẳng định rằng cần phải truyền dạy

66

thái độ "tôn sư trọng đạo" cho con cháu. Mặc cho việc khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục con cái sự tôn trọng và lòng biết ơn các thầy cô giáo, trong số những nhận định cho rằng giá trị đạo đức truyền thống bị xói mòn mạnh mẽ nhất, theo những người được điều tra thì 66,6% trong số họ cho rằng truyền thống "tôn sư trọng đạo" ngày nay kém hơn so với trước kia.

Bảng 2.9. Tương quan học vấn và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con về tinh thần tôn sư trọng đạo (%)

Tầm quan trọng Trình độ học vấn THPT/ BTVH ĐH, CĐ Trên ĐH Rất quan trọng 66.7 83.0 84.6 Khá quan trọng 33.3 17.0 15.4

Bảng số liệu trên cho thấy tinh thần"tôn sư trọng đạo" chưa được người dân ở quận Hà Đông đánh giá cao. Trình độ học vấn khác nhau giữa các bậc phụ huynh làm cho họ cũng có nhận thức khác nhau về vấn đề này. Có thể thấy, đa số những người có học vấn cao hơn thì đánh giá cao tầm quan trọng của tinh thần "tôn sư trọng đạo" và ngược lại.

Bảng 2.10. Tương quan nghề nghiệp và sự đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái tinh thần tôn sư trọng đạo (%)

Tầm quan trọng Nghề nghiệp Công nhân Giáo viên Bộ đội/ công an Cán bộ nhà nước Buôn bán/DV Rất quan trọng 81.3 80.0 81.8 83.3 71.0 Khá quan trọng 18.8 20.0 18.2 16.7 29.0

Như vậy, chiếm tỷ lệ cao và cách biệt là những CBNN, họ đánh giá cao tinh thần "tôn sư trọng đạo"; đánh giá thấp nhất đức tính này là những người làm nghề buôn bán. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rõ hơn điều này. Có một sự liên quan giữa yếu tố học vấn và nghề nghiệp trong tương quan so sánh này. Thường là những người có trình độ học vấn cao hơn làm việc trong cơ quan nhà nước, họ đánh giá cao tinh thần "tôn sư trọng đạo", điều này cũng

67

phù hợp với việc vì sao những người là CBNN lại có tỷ lệ cao cách biệt so với những người có ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)