7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.5. Chuyện trò, tâm sự
Nêu gương phương pháp rất quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. Bên cạnh đó, có một phương pháp giáo dục nữa cũng rất quan trọng và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức, đó là phương pháp chuyện trò, tâm sự với con cái. Chúng ta đều biết, vấn đề giáo dục các giá trị truyền thống trong gia đình có đặc trưng riêng, không hoàn toàn giống như việc giáo dục ở những môi trường khác. Sự vận dụng tính ưu việt của các quan hệ huyết thống, quan hệ tình cảm là rất quan trọng. Việc thường xuyên gần gũi tâm sự với con cái đã giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, cha mẹ dễ định hướng cho con cái, giúp chúng sửa chữa những sai lầm một cách kịp thời. Có những điều nếu như cha mẹ không thường xuyên tiếp xúc, chuyện trò với trẻ thì sẽ không bao giờ hiểu được chúng nghĩ gì và khó mà đoán được hành động ra sao. Nhất là vào lứa tuổi vị thành niên khi đứa trẻ không còn là một đứa trẻ thuần tuý nhưng cũng chưa phải là một người lớn thực sự thì chúng cần tới cha mẹ hơn bao giờ hết. Không phải chúng chỉ cần bố mẹ vì những bữa ăn, những bộ quần áo… mà chúng cần bố mẹ giống như những người bạn để chia sẻ, tâm sự. Ở tuổi này, trẻ em có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, có những thay đổi mà chúng không thể giải thích được và đó chính là lúc chúng cần đến bố mẹ với sự bảo ban, giải thích, khuyên nhủ. Ở tuổi này, trẻ em bắt đầu có những nhận thức mới mẻ về mối quan hệ giữa các bạn khác giới và các mối quan hệ khác ngoài xã hội. Đây chính là lúc trẻ cần nhất sự giúp đỡ của bố mẹ để giúp chúng tập làm người lớn. Nếu thường xuyên gần gũi chuyện trò, con cái sẽ nhận được sự quan tâm của bố mẹ và chúng sẽ yên tâm và sẵn lòng chia sẻ tất cả những điều chúng đang nghĩ. Đó là cơ hội để cha mẹ hiểu hơn về con cái mình.
Trong cuộc sống, chúng ta đã chứng kiến không ít lần những đứa trẻ có những hành động ngoài sự tưởng tượng của người lớn như: cưỡng hiếp, giết người, cướp của, tham gia tụ tập vào các nhóm bạn bè hư… mà cha mẹ không ngờ đến. Chỉ khi mọi việc đã trở nên quá rõ ràng thì cha mẹ mới biết. Nếu tất cả
86
các bậc phụ huynh đều gần gũi, sát sao với con cái thì sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp đáng tiếc như vậy xảy ra. Vì đã có rất nhiều đứa trẻ có những hành động nguy hiểm nhưng không ý thức được sự nguy hiểm của việc mình đang làm do vậy mà có nhiều đứa trẻ gây ra những tội lỗi lớn ngay khi chúng đang còn ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy mà việc chuyện trò, tâm sự của cha mẹ đối với con cái là một việc làm cần thiết, nó là một trong những phương pháp tích cực trong giáo dục đạo đức cho con cái.
Khi được hỏi anh (chị ) có thường xuyên dành thời gian để chuyện trò, tâm sự, với con cái không thì có 17,8% số người được hỏi trả lời thường xuyên chuyện trò tâm sự với con cái; 78,1% nói thỉnh thoảng và 4,1% trả lời hiếm khi. Số người dành thời gian để nói chuyện với con cái quá thấp, đến mức không thể tin được. Qua tìm hiểu một số trường hợp chúng tôi cũng thu được thông tin tương tự như vậy:
“Mình đi làm suốt ngày, cũng không có nhiều thời gian để nói chuyện với các cháu. Chỉ tranh thủ lúc ăn cơm hay là trước lúc đi ngủ thôi. Nói chung là hiếm lắm, bố chúng nó còn ít hơn vì anh ấy bận suốt” (Nữ, 34 tuổi, công nhân).
Yếu tố nào cũng đều có những ảnh hưởng nhất định. Qua phỏng vấn sâu được biết đa số việc tâm sự chuyện trò với con cái diễn ra ở người mẹ nhiều hơn ở người bố. Có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung có vài nguyên nhân cơ bản như: người cha thường là trụ cột kinh tế trong gia đình nên hay phải đi xa, thời gian của họ cơ bản là để làm việc lo cho cuộc sống của gia đình nên họ ít có thời gian dành cho con cái. Họ hay phó thác việc này cho người mẹ. Chính vì sự không thường xuyên gần gũi nên họ không hiểu con sâu sắc như người mẹ. Do vậy, kể cả lúc có thời gian rảnh họ cũng khó tâm sự và chuyện trò được nhiều như người mẹ đã làm như vậy đối với con. “Nhà mình cả vợ và chồng đều đi làm đến tối mới về, ngay cả bữa tối mình cũng không mấy khi ngồi ăn cùng với mấy mẹ con được thì làm gì có thời gian mà chuyện trò với các con nhiều. Nam giới nhiều khi phải bàn chuyện công việc ở bữa nhậu mà” (Nam, 45 tuổi, kinh doanh).
Qua khảo sát các em học sinh cho thấy người ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các em chính là những người mẹ (51,7%); tiếp đó là người bố (19,4%); bà (8,9%); ông (8,3%); chị (6,7%) và anh (4,4%). Điều này cũng
87
chứng tỏ tầm quan trọng của người mẹ trong gia đình truyền thống và hiện nay không hề thay đổi.
Ngày nay vẫn còn không ít gia đình ba thế hệ sống trong cùng một nhà, họ sống cùng với ông, bà nên nhiều khi gần như phó thác việc học hành của con cũng như đưa đón con cho ông, bà thì làm gì còn thời gian mà tâm sự với con trẻ. Tất cả cũng chỉ vì lý do công việc “Mình cũng may là sống cùng với ông, bà nên được ông, bà đỡ đần nhiều. Cả hai vợ chồng đều đi làm ở xa làm sao mà về kịp để đón con cơ chứ nên phải nhờ ông, bà hết. Tối về chỉ nhắc nhở con học hành khoảng gần một tiếng đồng hồ thôi là phải cho chúng nó đi ngủ rồi chứ thời gian đâu mà chuyện trò, tâm sự với chúng nó nhiều” (Nữ, 44 tuổi, kinh doanh).
Qua câu hỏi: Bố, mẹ hiểu mọi mặt về em như thế nào? Chúng tôi thu được kết quả như sau: Trong số 179 phiếu trả lời, có 9,4% số em trả lời bố, mẹ rất hiểu về mọi mặt của em; 31,7% trả lời hiểu, 44,7% hiểu ít và không hiểu là 13,9%.
Một khi bố, mẹ và cả con cái không có nhiều thời gian để chuyện trò, tâm sự với nhau như bạn bè. Bố, mẹ không thấu hiểu được những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của con trẻ, không đồng hành cùng con trong học tập cũng như lúc vui chơi để tạo bầu không khí đầm ấm trong gia đình, con trẻ tin tưởng vào cha, mẹ thì lúc đó chúng mới có thể bày tỏ được hết lòng mình.
Việc sinh ra và nuôi dưỡng con khôn lớn là một việc không dễ dàng nhưng việc giáo dục con cái trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn lại càng không dễ dàng chút nào. Một trong những phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức đối với trẻ em chính là việc thường xuyên tâm sự, chia sẻ với chúng.