Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 48)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.2. Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em

*Thiếu nhận thức về đạo đức con người và quý trọng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Quá trình xã hội hóa con người bắt đầu từ trong gia đình. Gia đình là nơi lưu truyền từ đời này sang đời khác những kinh nghiệm quý báu mà các thế hệ trước đã để lại. Đó là những giá trị văn hóa vô giá. Các thế hệ trong mỗi gia đình đã tồn tại và phát triển bởi lưu truyền được giá trị đó. Trong xã hội hiện đại, khi các giá trị văn hóa mới và giá trị văn hóa truyền thống đang đan xen với nhau, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang bị đứt gãy. Trong khi đó, ở các vùng đô thị, kinh tế hàng hóa phát triển, sự đứt gãy giá trị về đạo đức truyền thống diễn ra nhanh hơn ở những vùng nông thôn. Kết quả khảo sát về “sự bày tỏ, quan tâm chăm sóc ông, bà, bố, mẹ của mình khi đau ốm như thế nào?”. Ở mức độ thường xuyên chiếm 11,1%; thỉnh thoảng 31,7%; và hiếm khi 56,7%.

Phải chăng các bậc phụ huynh, người làm cha, mẹ luôn nghĩ cần phải dành thời gian cho con học thật nhiều để bằng bạn bằng bè nên hầu như đã làm hết công việc gia đình mà không nghĩ đến nhiều đến việc cần phải dạy con cả kỹ năng về nữ công gia chánh. Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua phỏng vấn sâu, chúng tôi có được những thông tin: “Em bây giờ đi học tối ngày, học chính rồi học thêm. Nếu không học thêm thì làm sao mà bằng bạn được. Thời gian còn lại học ở nhà là hết rồi. Lúc nào cũng cảm thấy thiếu ngủ thì làm sao mà giúp được bố, mẹ công việc gia đình nhiều được” (Nữ, 13 tuổi, học sinh lớp 7).

48

Chính từ những việc làm trên của các bậc phụ huynh đã phần nào đẩy các con rời xa mình vì thời gian dành cho con để tâm sự, chuyện trò cũng không có hoặc không nhiều thì lẽ đương nhiên mối quan tâm của con trẻ đối với bố, mẹ của chúng ngay cả khi đau ốm ít là điều không thể tránh khỏi.

Việc xin ý kiến bố, mẹ trước những quyết định của các em cũng chính là thể hiện sự tôn trọng đối với người trên. Có 29,4% các em nói rằng có xin phép ý kiến của bố, mẹ khi quyết định một việc gì đó; 34,4% trả lời thỉnh thoảng và hiếm khi chiếm 35,5%.

Biểu đồ 2.2. Việc xin ý kiến trước các quyết định

*Kém rèn luyện trong học tập văn hóa và tu dưỡng đạo đức

Lứa tuổi của các em có nhiệm vụ chủ yếu là học văn hóa và rèn luyện toàn diện ở nhà trường, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách cá nhân ở gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy kết quả học tập của các em là sự phản ánh trực tiếp hoạt động rèn luyện của các em cả về nhận thức và tu dưỡng phẩm chất cá nhân. Bảng số liệu dưới đây sẽ chỉ rõ về tình hình học tập của các em.

Bảng 2.3. Kết quả học tập năm học 2009-2010 và học kì 1 năm học 2011-2012

Năm học Kết quả HT

Năm học 2009-2010 Năm học 2011-2012

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

49

Khá 65 36,1 69 38,3

Trung bình 45 25,0 70 38,9

Yếu 5 2,8 6 3,3

Cộng: 180 100,0 180 100,0

Trong bảng 2.3,ta thấy tỷ lệ học sinh có học lực giỏi năm học trước giảm đi so với kỳ một năm học sau đó còn số học sinh có học lực khá, trung bình, và yếu lại có tỷ lệ tăng lên rõ rệt. Điều này phản ánh xu thế giảm sút chất lượng học tập của các em ở trường trong những năm sau.

Mặt khác, nhà trường là nơi các em được quản lý, theo dõi khá chặt chẽ về mọi phương diện nhận thức cũng như hành vi. Vì vậy, những nhận xét của giáo viên phụ trách về hạnh kiểm của các em là sự phản ánh trực tiếp mức độ rèn luyện phẩm chất của mỗi em. Về xếp loại hạnh kiểm kỳ 1 năm 2011 trong tổng số 180 em trả lời, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chỉ có 14,4%, hạnh kiểm khá là 45,6%, hạnh kiểm trung bình là 37,8%, hạnh kiểm yếu 2,2%.

Như vậy, các em có hạnh kiểm khá và trung bình khá cao, học sinh yếu cũng chiếm 2,2%. Điều này chứng tỏ các em đã vi phạm nội quy, kỷ luật của trường cũng như của lớp nhiều.

Vì vậy mà môi trường là một yếu tố rất quan trọng tác động lớn tới quá trình phát triển nhân cách của một con người. Sống trong môi trường nào, chơi với nhóm bạn bè nào thì con người sẽ bị ảnh hưởng và có tính cách tương tự.

*Thiếu thái độ tình cảm tốt đối với thầy, cô giáo

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư, trọng đạo. Nếu như trong gia đình đạo hiếu được coi là tiêu chuẩn đức hạnh hàng đầu thì trong xã hội tôn sư trọng đạo cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá phẩm chất của con người. Trong lịch sử, phần lớn những người lập công với đất nước, để lại danh thơm tiếng tốt cho gia đình và quê hương đất nước đều có những tiêu chuẩn tốt đẹp trên. Những đứa trẻ thiếu ý thức tôn sư, trọng đạo thường dễ bị lôi cuốn vào con đường tiêu cực và khó có thể nên người. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

50

Kết quả khảo sát về thái độ, tình cảm của mình đối với thầy, cô giáo cho thấy chỉ có 25,6% tỏ thái độ kính trọng thầy, cô giáo; tỏ thái độ yêu quý 10%; tỏ thái độ bình thường 62,8%; tỏ thái độ không yêu 1,7%.

51

Bảng 2.4. Thái độ tình cảm đối với thầy, cô giáo

Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%) Kính trọng 46 25,6 Bình thường 113 62,8 Yêu quý 18 10,0 Không yêu 3 1,7 Cộng : 180 100,0

Nhìn vào bảng trên ta thấy số em có thái độ tôn trọng thầy, cô giáo ở mức

„„ bình thường‟‟ chiếm tỉ lệ lớn nhất, và vẫn có 1,7% số em không yêu mến thầy, cô giáo. Đó là một dấu hiệu khá lo ngại nên bố, mẹ và các thầy, cô giáo cần phải có biện pháp uốn nắn, khắc phục kịp thời và giúp đỡ các em trở thành con ngoan của gia đình, trò giỏi của xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)