7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Lễ phép, kính trọng đối với người trên
Trong xã hội ngày nay khi nhiều vấn đề kỷ cương phép nước chưa được tôn trọng thì việc giáo dục về phép tắc, lễ nghĩa đối với trẻ em chính là hướng tới việc giáo dục những công dân biết tuân thủ đúng đắn pháp luật trong tương lai.
64
Tuy nhiên, số người ủng hộ ý kiến cho rằng cần phải giáo dục sự lễ phép và kính trọng đối với người lớn là cao song thực tế lại không đáp ứng được mong muốn đó. "Trong những năm gần đây, những chuẩn mực giá trị trong đó có chuẩn mực về sự lễ phép bị giảm sút về ý nghĩa và vai trò trong cuộc sống thực tiễn, 67,5% số người được hỏi có nhận định như vậy" [8, tr.128]. Sự giảm sút này là một cảnh báo đối với xã hội nói chung và đối với mỗi gia đình nói riêng. Khi điều tra tại quận Hà Đông, 67,2% những người được hỏi cho rằng đức tính này là rất quan trọng; 32,8% đánh giá là khá quan trọng.
Việc dạy trẻ lễ phép và kính trọng người lớn là điều rất quan trọng trong việc hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ. Qua tâm sự về vấn đề này chúng tôi cũng hiểu rõ hơn nhận định của người dân nơi đây:
“Để hình thành thói quen lễ phép và kính trọng với người lớn cho trẻ thì ngay từ khi trẻ biết giao tiếp với mọi người, cha mẹ cần dạy trẻ có những cử chỉ giao lưu thân thiện như: cười, vẫy tay chào… Khi trẻ biết nói, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen chào hỏi mọi người; đối với trẻ trẻ lớn hơn, hãy tập cho trẻ cách nói cảm ơn, xin lỗi và nhắc nhở trẻ nói kèm theo các từ “ạ”, “vâng”, “dạ”… với người lớn tuổi”. (Nữ, 40 tuổi, giáo viên)
Do đó, cha mẹ cần là tấm gương sáng cho trẻ về hành vi lễ phép và kính trọng với người lớn. Từ đó, trẻ sẽ học hỏi được sự lễ phép và kính trọng người lớn từ chính hành vi và thái độ của cha mẹ. Khi cha mẹ tỏ thái độ không tôn trọng, không lễ phép với ai đó thì trẻ nhỏ rất dễ học hỏi điều này. Vì vậy, cha mẹ phải luôn chú ý tới hành vi và thái độ của mình đối với mọi người. Khi cha mẹ mâu thuẫn với một ai đó, tốt nhất không để trẻ thấy thái độ này, tránh việc trẻ bắt chước và làm theo.
Có sự khác biệt về vấn đề này giữa những người có trình độ học vấn khác nhau. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy điều này.
Bảng 2.7. Tương quan học vấn và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái sự lễ phép và kính trọng đối với người trên (%)
Tầm quan trọng
Trình độ học vấn
THPT/BTVH ĐH, CĐ Trên ĐH
65
Khá quan trọng 43,5 29,6 21,3
Phần lớn các bậc cha mẹ đều đánh giá đức tính này là rất quan trọng, cần phải giáo dục cho con cái, riêng đối với những người có trình độ học vấn THPT/BTVH thì chỉ có 52,5% số người nhận định như vậy. Rõ ràng là trình độ học vấn có tác động nhất định đến nhận thức của người dân.
Yếu tố nghề nghiệp cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu 76,9% giáo viên cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng thì chỉ có 54,6% những người buôn bán nhận định như vậy. Đó là một sự chênh lệch khá lớn.
Bảng 2.8. Tương quan nghề nghiệp và việc đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục con sự lễ phép và kính trọng đối với người trên (%)
Tầm quan trọng Nghề nghiệp Công nhân Giáo viên Bộ đội/ công an Cán bộ nhà nước Buôn bán/DV Nghề khác Rất quan trọng 69,7 76,9 72,1 70,3 54,6 59,6 Khá quan trọng 30,3 23,1 27,9 29,7 45,4 40,4
Nhìn chung, các bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của việc dạy dỗ con về sự lễ phép và lòng kính trọng đối với người trên, nhưng so với hai đức tính: hiếu thảo với cha mẹ và yêu thương, trách nhiệm đối với các anh chị em thì tầm quan trọng đã giảm đi rất nhiều.