7. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay
Đất nước ta sau những năm đổi mới đã có những chuyển biến rõ rệt về mọi mặt: kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự cởi mở của nền kinh tế thị trường cùng với việc giao lưu, hợp tác quốc tế đã có những ảnh hưởng sâu sắc cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực tới đời sống xã hội nước ta làm thay đổi hệ thống giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn - tình cảm, lối sống và nhân cách của mỗi người.
60
Các số liệu điều tra xã hội học cho thấy, hầu hết những người được phỏng vấn đều khẳng định rằng đã có sự xuống cấp của các giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình và ngoài xã hội hiện nay. Ngoại trừ ý chí phấn đấu rèn luyện được coi là có xu hướng tăng lên so với trước đây, còn lại hầu hết các giá trị khác đều có chiều hướng sa sút đi. Những giá trị đạo đức truyền thống bị xói mòn mạnh mẽ nhất, theo những người được điều tra về lòng hiếu thảo (48% nói rằng kém trước, 21,6% nói rằng tốt hơn, 29% nói rằng vẫn như trước) truyền thống tôn sư, trọng đạo (66,6% kém trước, 16,5% hơn trước, 16,8% như trước), tinh thần đoàn kết (40,5% kém trước, 36,1% hơn trước, 23,0% như trước).
Những quan niệm cơ bản về vị trí, vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước nay đã không còn nguyên giá trị. Trước kia, người Việt Nam luôn sống gắn bó với gia đình nhưng ngày nay khá nhiều giá trị truyền thống đã và đang giảm sút như: lòng hiếu thảo, sự tôn sư trọng đạo, tinh thần đoàn kết, trung thực và thẳng thắn,….. Ở các vùng đô thị có nền kinh tế hàng hóa phát triển, sự xói mòn đạo đức truyền thống diễn ra mạnh mẽ và gay gắt hơn những vùng nông thôn.