Hướng dẫn con tham gia công việc gia đình

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 82)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.Hướng dẫn con tham gia công việc gia đình

Thực tế đời sống đã cho ta biết, lao động là một trong những hình thức chủ yếu để thiết lập các mối quan hệ xã hội. Chỉ có trong lao động sản xuất, con người mới hoàn thiện được chính mình cả về nhận thức và hành động. Ngoài xã hội cũng như trong gia đình, con người thoát ly lao động sẽ dễ rơi vào hoàn cảnh „„Nhàn cư vi bất thiện‟‟. Giáo dục thông qua lao động là một trong những hình thức có hiệu quả nhất để uốn nắn, sửa đổi những khiếm khuyết ở bất kỳ cá nhân nào. Vì vậy, việc sử dụng hình thức hướng dẫn trẻ em tham gia công việc

82

gia đình là nhằm để các em thay đổi nhận thức lệch lạc, thay đổi thói quen xấu và biết yêu quý ông, bà, bố, mẹ. Kết quả phân tích số liệu khảo sát cho thấy trong tổng số 180 em được hỏi thì có 57,8% các em trả lời là „„Có được bố, mẹ, ông, bà hướng dẫn công việc gia đình‟‟. Điều này chứng tỏ nhiều gia đình cũng thấy được ý nghĩa và tác dụng của hình thức này. Tuy nhiên, còn một số lượng khá lớn gia đình chưa hiểu hết tác dụng của hình thức giáo dục trên.

Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi cũng có được những thông tin sau: „„Thực ra ai chẳng muốn con mình ít nhiều biết làm các công việc gia đình nhưng vì thời gian của mình không nhiều mà con thì phải đi học liên miên nên sợ bắt nó làm việc nhà nhiều không có thời gian mà học, thời gian học của chúng nó còn chẳng đủ thì dạy dỗ việc này lúc nào chứ‟‟ (Nữ, 40 tuổi, cán bộ).

Hoặc: „„Nhà mình có người giúp việc rồi nên những việc lao động trong gia đình chẳng phải đụng chân, đụng tay vào. Thời gian đó mình còn phải làm việc khác, chứ mấy việc không tên ấy mất khá nhiều thời gian. Lúc nào cần thì chạy ra ăn ngoài cũng được mà‟‟ (Nữ, 45 tuổi, kinh doanh).

Như vậy, với lối suy nghĩ thương con nên làm hết tất cả mọi việc trong gia đình cho con những tưởng rằng điều này là tốt nhưng thực tế lại thấy ngay tác dụng không mong muốn „„Cứ nghĩ mà buồn, ở nhà mình toàn làm tất cả mọi việc quen rồi nên khi ốm nằm đấy bảo con đi nấu cho bát cháo cũng không biết đường mà làm” (Nữ, 37 tuổi, cán bộ).

Cũng nhiều nhà có điều kiện về kinh tế nên không những bậc cha, mẹ cũng không mấy khi tham gia vào công việc gia đình thì còn nói gì đến việc dạy dỗ con những việc như vậy.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây cho các em bệnh lười, ỷ lại công việc cho người khác và điều đáng quan tâm nhất ở đây là các em không hiểu được giá trị của lao động, nếu được lao động thì các em mới thấy được thành quả lao động của chính mình có ý nghĩa như thế nào không những đối với chính mình mà còn đối với những người thân xung quanh.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 82)