7. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2. Phương pháp giáo dục không phù hợp
Phương pháp giáo dục là điều rất quan trọng. Không phải cứ có nhiều kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm là đã có phương pháp giáo dục hiệu quả đối với con cái. Kiến thức, vốn sống và kinh nghiệm ấy phải được sử dụng bằng một phương pháp khoa học, hợp lý thì mới đem lại tác dụng tích cực. Cùng một phông kiến thức, văn hoá, vốn sống nhưng mỗi người có một cách thức thể hiện phương pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích trong việc giáo dục con cái. Sự nhồi nhét và giáo điều hầu như không có tác dụng nhưng nếu dùng phương pháp mềm dẻo để giáo dục như: thuyết phục, vận động, nêu gương thì người được giáo dục dễ dàng tiếp thu hơn và như vậy hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn. Phương pháp thực chất là cách thức truyền đạt những kiến thức mà người giáo dục muốn mang đến cho đối tượng được giáo dục một cách ngắn nhất, nhanh gọn nhất và hiệu quả nhất. Ở một chừng mực nào đó, phương pháp là yếu tố quyết định hiệu quả giáo dục.
Kết quả điều tra cho thấy có 39,7% người được hỏi nói rằng không biết phương pháp dạy con. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhiều bậc cha mẹ:
“Tôi thực ra cũng hiểu là dạy con cái phải nhẹ nhàng, uốn nắn từng li từng ti một nhưng tôi đi làm cả ngày về rồi mệt mỏi nên hay cáu giận cứ quát mắng luôn. Biết như vậy là không nên nhưng không kiềm chế được” (Nữ, 41 tuổi, giáo viên). Hay là: “Tôi thì không biết nhiều về phương pháp nhưng cứ theo kinh nghiệm cuộc sống của mình có được mà dạy thôi. Cứ dạy chúng nó điều mình cho là đúng cũng tốt rồi” (Nữ, 53 tuổi, buôn bán).
Qua đây ta thấy được những người làm việc trong các cơ quan nhà nước thường có trình độ cao hơn so với người làm ở các lĩnh vực khác vì ngay từ khi tuyển vào làm việc, ngoài những điều kiện khác thì điều kiện trình độ học vấn, chuyên môn và sự hiểu biết... là những điều kiện bắt buộc. Chính vì thế mà hầu
90
hết những người là cán bộ nhà nước ít gặp khó khăn hơn về mặt phương pháp trong giáo dục đạo đức cho con cái so với những người làm ở các ngành nghề khác.